Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Ở thế giới Ta Bà tu hành 1 ngày bằng vởi ở thế giới Cực Lạc tu hành 100 năm

Phật giáo biến chất thành Tôn giáo - HT Tịnh Không
Bây giờ ta ở trên thế gian này không có thành tựu, nên phải đặt sự thành tựu của mình lên hàng đầu. Đức Phật nói: bản thân chưa độ, mà có thể độ người, không có chuyện này, không có đạo lý này. Muốn độ chúng sanh trước phải độ mình, bản thân chưa được độ không thể độ được người khác. Ta đến thế giới Cực Lạc, đến được đó rồi quay trở lại, như vậy là được. Đến thế giới Cực Lạc nghĩa là tự độ, như vậy tôi mới có năng lực giúp đỡ mọi người. Chỉ cần đến được thế giới Cực Lạc, ngày này đến, ngày mai trở lại. Được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, ta là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Cần dùng thân gì để được độ, quý vị có thể hiện ra thân đó. Không phải đợi đến thế giới Cực Lạc, tốt nghiệp, thành tựu, không phải vậy. Chỉ cần nhập học, ta liền có bản lĩnh này. Điều này không thể nghĩ bàn, là pháp khó tin.
Nếu đến khi bản thân có năng lực này, ở thế giới Cực Lạc bản thân đã tu thành A Duy Việt Trí_trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói rất rõ ràng, như hạng phàm phu chúng ta nhất phẩm phiền não chưa đoạn. Cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, phải tu thời gian bao lâu mới đoạn vô minh, chứng pháp thân? Là 12 tiểu kiếp, 12 kiếp, thời gian rất ngắn. Chúng ta thấy thì rất dài, nhưng đối với Bồ Tát thì rất ngắn, 12 kiếp. Cho nên ở đây tu hành nhanh hơn thế giới Cực Lạc. Đây là Đức Phật nói: Tu hành ở thế giới Ta Bà một ngày, bằng 100 năm tu hành ở thế giới Cực Lạc. Vì thế giới Cực Lạc không có chướng ngại, không có sự cám dỗ, đi một cách bình ổn. Tu hành ở thế giới này lên xuống rất nhanh, lên cũng nhanh mà xuống cũng nhanh. Khi nhất niệm sai lầm, lập tức đọa xuống địa ngục, khi một niệm chánh lập tức sanh lên cõi trời, lên xuống rất nhanh. Cho nên thật sự giác ngộ, thật sự minh bạch, thế gian này rất hay. Ở thế gian này tu hành mười năm, bằng tu hành ở thế giới Cực Lạc 1000 năm. Then chốt không phải do hoàn cảnh, đều ở chính mình. Đối với hoàn cảnh thì thuận cảnh hay nghịch cảnh đều là hoàn cảnh tốt, trong thuận cảnh thử thách chúng ta không khởi tham luyến, trong nghịch cảnh cũng thử thách chúng ta không khởi sân nhuế. Ở đây tu điều gì? Tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu giác mà không mê. Tu hành như vậy quý vị đến thế giới Cực Lạc, không phải là cõi phàm thánh hạ bối vãng sanh, nhất định là trung bối trở lên. Tương lai bản thân tu thành tựu, không dựa vào Phật A Di Đà gia trì, thông thường đại khái hay nói là ba bốn kiếp, năm sáu kiếp sẽ thành công, tuyệt đại đa số. 12 kiếp là thiểu số, đó là gì? Lúc thân mạng chung tạo nhiều tội nghiệp cầu vãng sanh, như vậy phải cần 10 kiếp đến 12 kiếp. Hiểu rõ ràng chân tướng sự thật rồi, chúng ta mới quyết một lòng theo một pháp môn này, một bộ kinh này, trong đời này bảo đảm thành tựu.
Bộ đại thừa Kinh Vô Lượng Thọ này, chính là sách đảm bảo chúng ta vãng sanh thế giới Cực Lạc. Ta y giáo phụng hành, nó bảo đảm ta vãng sanh. Cầm được cuốn sách này không làm theo cũng không hiểu nghĩa, như vậy không đáng tin, đó không phải là sách bảo đảm của quý vị. Tin thật, hiểu thật, hành thật, gọi là y giáo phụng hành, sách này là sách bảo đảm.
Bên dưới nói, Thiên Thai Thọ Lượng Phẩm Sớ_Đây là trong Kinh Pháp Hoa nói: “Như là pháp như như cảnh, không nhân không quả, có Phật không Phật, tánh tướng thường nhiên, biến khắp nơi mà không thay đổi gọi là Như, bất động mà đến là Lai, đây là chỉ pháp thân Như Lai”. Đoạn này trong Kinh Pháp Hoa cũng là nói pháp thân Như Lai, đều nói tự tánh.
“Pháp như như cảnh”, như như cảnh là ví dụ, như như là không khác nhau. Tánh tướng nhất như, tánh như tướng, tướng như tánh. Tánh tướng là nhất thể, lý sự là nhất thể, nhân quả là nhất thể, tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ là nhất thể. “Không nhân không quả”, có nhân quả chăng? Có nhân quả, vì sao nói có nhân quả? Vì có ý niệm là có nhân quả, không có ý niệm thì nhân quả không có. Tôi đã vô niệm, vô niệm quý vị vẫn có nhân quả, vì sao vậy? Vì quý vị có vô niệm, quí vị không có cách nào, vì quí vị còn có vô niệm, vô niệm cũng không được có. Nếu khi thật sự tu vô niệm, tương lai đi về đâu? Đến Trời vô tưởng, quả báo ở Trời vô tưởng. Cho nên vô niệm cũng không có, đó gọi là gì? Đó là ý niệm thật sự không còn, đoạn tận khởi tâm động niệm. Đoạn tận khởi tâm động niệm là cảnh giới của Pháp thân đại sĩ sơ trụ trở lên. Cần phải biết điều này.
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 157
*Thời gian từ: 01h26:42:04 – 01h34:23:07
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *