Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Người có căn tánh bậc trung bậc hạ, phải buông xuống từng chút một – TĐ:219

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018 (Giảng lần 5) – HT Tịnh Không

Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không

Download TĐ:219- Người có căn tánh bậc trung bậc hạ, phải buông xuống từng chút một MP3 bấm vào

Người có căn tánh bậc trung bậc hạ, phải buông xuống từng chút một – TĐ:219

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 119
Thời gian từ: 00h50m41s08 – 00h58m31s15

Nói thực tại, chúng ta là kẻ trung hạ căn, phải hiểu rõ điều này. Kẻ trung hạ căn thì phải buông xuống từng chút một. Quý vị không buông xuống, sẽ chẳng vào được cửa, mà cũng chẳng thể quay đầu, nhất định phải buông xuống!
Buông xuống, phải từ ngoài vào trong; trước hết, hãy buông xuống từ bên ngoài. Khi mê là từ trong ra ngoài, khi buông xuống thì phải từ ngoài vào trong. Tầng ngoài cùng nhất là lục đạo. Lục đạo hình thành như thế nào? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ ấy hình thành lục đạo luân hồi. Lục đạo do chính mình tạo, vốn chẳng có lục đạo. Lục đạo chẳng do Phật tạo, mà cũng chẳng do Thượng Đế tạo, cũng chẳng do vua Diêm La tạo, mà do tự tánh biến hiện, do khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, kinh Hoa Nghiêm dạy như vậy. Như thế nào thì mới có thể thoát ly lục đạo? Buông chấp trước xuống bèn thoát ly, cũng có nghĩa là trong cuộc sống hằng ngày, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, chúng ta chớ nên chấp trước. Chúng ta rốt cuộc là căn tánh gì? Căn tánh trung hạ chúng ta vẫn chẳng làm được! Nói thật thà, chúng ta là căn tánh hạ hạ, nghiệp chướng quá nặng. Phải học buông xuống từng chút một, phải buông xuống mỗi ngày, phải buông xuống mỗi tháng, phải buông xuống mỗi năm. Quý vị buông xuống càng nhiều, tín tâm sẽ dần dần sanh khởi, vì sao? Tâm thanh tịnh, phiền não ít đi, trí huệ hiện tiền. Phiền não ít, trí huệ sanh, khá lắm! Quý vị sẽ có tín tâm đối với sự buông xuống, cuộc sống ngày càng tự tại hơn.
Nói cụ thể, buông xuống là gì? Buông xuống là bố thí, bố thí là buông xuống. Chúng ta tham luyến tài sản, bỏ chẳng được để buông xuống, phải học! Học buông xuống! Đối với vật ngoài thân, phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Buông ra, [bèn lo lắng, bản thân ta] chẳng có gì nữa thì sẽ ra sao? Đừng lo lắng! Bởi lẽ, ở đây, nhân quả sẽ giúp đỡ chúng ta. Trong mạng ta đã có, càng buông ra, sẽ càng có nhiều. Chớ nên nói “càng buông ra, sẽ không có nữa”, chẳng thể nào! Đó là vi phạm nguyên tắc nhân quả. Khẳng định là càng buông ra, sẽ càng nhiều, càng nhiều, càng buông ra, quyết định chớ nên tích lũy. Trong kinh Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, đức Phật đã dạy: “Tích tài táng đạo” (tích lũy tiền của, đạo bị chôn vùi). Vì sao người tu hành không thể thành tựu? Lúc chẳng có tiền tài, buông xuống còn khá dễ dàng, dù sao cũng đâu có gì! Khi càng có tiền, càng chẳng nỡ bố thí; vì thế, kẻ ấy thoái chuyển! Tài sản thật sự hại người, hại quý vị chẳng thể khai ngộ, hại quý vị chẳng thể chứng quả, thậm chí hại quý vị chẳng thể vãng sanh, quý vị nói xem: Có phiền phức hay không?
Phải buông tài xuống, pháp cũng phải buông xuống. Quý vị thấy ở đây nói đến tướng Không, đều là pháp. Tướng Vô Tướng cũng là pháp. Nếu quý vị chẳng buông xuống, sẽ nẩy sanh chướng ngại, chẳng có cách nào đắc quả Nhị Thừa. Nó là pháp, pháp cũng phải buông xuống. Buông pháp xuống, đắc thông minh, trí huệ. Vì thế, Phật, Tổ dạy chúng ta: “Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”. Ta chỉ nắm lấy một môn, toàn bộ những môn khác đều buông xuống. Buông xuống là gì? Ta đi đến cùng một môn này thì toàn bộ đều đạt được, nguyên lai là chuyện như thế đó.

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *