Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Không có món quà gì tốt hơn Kinh Vô Lượng Thọ

Tịnh Độ là "diệu môn" - A Mi Đà Phật
1. Chúng ta vừa đúng lúc được thân người ở tại thế gian này, bởi vì trong lục đạo (trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục) chỉ có được thân người thì cơ duyên học Phật là dễ dàng nhất. Phước báo của người trời quá lớn, hưởng phước thì không chịu tu hành, còn ở tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) quá khổ sở, khuyên họ học Phật cũng vô cùng khó khăn. Đúng như trong kinh nói: “Phú quí học đạo khó”, những người học Phật nghe kinh, còn con nhà phú quí không nghe kinh, người phú quí học Phật như thế nào? Khi có đại pháp hội, họ đến thắp một cây nhang rồi đi mất, tiền hô hậu ủng vô cùng oai phong, là học Phật như thế đó. Ở chùa thì xuất tiền và bỏ ra một chút sức, thực ra thì tiền rất nhiều nhưng so với của cải của họ thì có thấm vào đâu! Lại còn diễu võ dương oai, bảo họ đến nghe kinh họ chịu không nổi, phú quí học đạo khó, họ bỏ đi nhảy đầm hay đi chơi mất. Còn “bần cùng học đạo khó”, ba bữa cơm đều không no, bạn bảo họ đến nghe kinh là việc không thể được. Cho nên trong lục đạo, tam ác đạo là bần cùng, người trời là phú quí, cõi người là trung bình, miễn cưỡng sống qua ngày tháng, cũng không quá giàu có, cũng không thiếu ăn, người như vậy học đạo dễ. Cho nên trong lục đạo, Phật thường thường tán thán “nhân thân nan đắc (thân người khó được)”, thân người là đáng quí nhất, rất dễ tiếp xúc với Phật pháp, sau khi tiếp xúc dễ tín thọ phụng hành (y giáo tu hành), đạo lý là ở chỗ này, đây là cơ duyên khó.
2. Gặp được pháp môn niệm Phật, gặp được Kinh Vô Lượng Thọ (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) đặc biệt là quyển hội tập này, thật sự hiểu rõ ràng minh bạch, không còn hoài nghi, không còn thay đổi. Thật sự buông xả (buông xả tất cả trong tâm), nhất tâm niệm Phật, thì chúc mừng quý vị, chắc chắn quý vị được vãng sanh, chắc chắn đời này quý vị thành Phật (vãng sanh tức thành Phật), nhân duyên này hy hữu khó gặp.
Thế gian này có thiên tai, có thiên tai hay không cũng không cần để ý đến nó, không liên quan với tôi. Tôi chỉ nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ (Cực Lạc), gặp được người có duyên thì dùng phương pháp này khuyên họ, tự chuyển hóa họ, công đức vô lượng. Tôi biết thứ này hay quý vị chưa biết, tôi giới thiệu với quý vị, đem cái tốt nhất mà tôi biết giới thiệu cho quý vị, tôi không hưởng thụ một mình, tôi đem một phần này để giới thiệu cho người khác. Họ tin hay không cũng chẳng sao, nên nhớ rằng một khi đã lọt vào tai thì trở thành hạt giống, quý vị đã trồng thiện căn ở trong A Lại Da (Tạng Thức) của họ, đã trồng thiện căn A Di Đà Phật, như thế thì không có lỗi với họ. Họ có thể thành tựu hay không? Thì phải xem họ có thật sự tin tưởng hay không? Họ có thể lí giải không? Chú giải họ hiểu được rồi, thì diễn nghĩa này của chúng ta họ nghe hiểu hết, người này thật không thể nghĩ bàn, khẳng định họ là chân tín, họ phát nguyện vãng sanh Cực Lạc và chịu niệm Phật, thì họ được sanh.
3. Tu hành phải nhân lúc còn trẻ, càng trẻ càng tốt, tuổi trẻ niệm Phật, làm việc đạo có tinh thần, có thể lực. Tỉ như làm một Phật thất họ không mệt, niệm một ngày một đêm, hai ngày hai đêm, không sao. Còn bảy tám mươi tuổi thì không được, rất muốn niệm Phật, niệm vài tiếng Phật hiệu thì mệt đừ, muốn đi nghỉ ngơi giây lát, bạn bảo như vậy thì làm sao được! Cả thảy đều phải nhân lúc tuổi trẻ, lúc thân thể cường tráng, thật sự nỗ lực tu hành.
4. Thời xưa, khi kỹ thuật ấn loát chưa được phát minh, kinh bản đều phải được viết chép bằng tay. Còn bây giờ thì chúng ta in kinh lưu thông, vậy kinh điển ở thế gian này càng nhiều thì càng nhiều người có cơ hội tiếp xúc, càng có nhiều người có cơ hội được độ. Xưa kia, Đại Từ Bồ Tát nói: “Bạn độ được một người, độ được hai người thật sự vãng sanh thì công đức đó lớn hơn rất nhiều so với chính bạn tu hành. Bạn độ được mười mấy người, vậy bạn tức là Bồ Tát rồi”. Độ được mười mấy người vãng sanh, vậy thì quả thật là Bồ Tát. Chúng ta in một vạn quyển kinh lưu thông, hy vọng có được mười người được độ, đến Tây Phương Cực Lạc thành Phật, vậy là phi thường rồi. Chớ tưởng rằng tôi có một vạn quyển sách này thì có một vạn người đi thành Phật, đó là việc không thể được. Một vạn quyển kinh được lưu thông, có được mười người đạt được lợi ích chân thật, vậy thì công đức của bạn không thể nghĩ bàn! Cho nên nhất định phải lưu thông kinh sách cho thật nhiều.
“Cúng dường” là nghĩa phụng hiến, việc cúng dường, phía trước đã nói với quí vị rất nhiều, thực tế mà nói, sự cúng dường thù thắng nhất có hai loại, một loại là như thuyết tu hành cúng dường, những gì Phật nói trong kinh điển, chúng ta thảy đều làm được, đây là chân chánh cúng dường, đây là tự lợi.
Loại thứ hai tức là lấy Phật pháp cúng dường cho bạn bè người thân của bạn, cúng dường cho tất cả mọi người, dùng tâm chân thành cung kính mà tặng cho họ. Hiện nay không những in kinh, băng ghi âm (như máy MP3 nghe Pháp, máy niệm Phật), băng ghi hình (như các video Phật Pháp)… đều là sự cúng dường tối thù thắng. Trong sinh hoạt hằng ngày, hôn lễ, tang lễ và các tiết mục ăn mừng cùng bạn bè người thân, chúng ta có thể tặng một ít lễ vật nhỏ, lễ vật gì tốt nhất? Là Kinh Vô Lượng Thọ, không có gì tốt hơn cái này.
———————
Kinh Kim Cang Giảng Ký (Tập 82, Rất Hay) – Pháp Sư Tịnh Không:
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *