Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Hủy báng pháp sư tội nghiệp nặng

Đại sự trọng yếu là "Thỉnh chuyển pháp luân" - Tịnh Không ấn sư
Sau khi sám hối, thứ năm là tùy hỷ công đức. Điều này rất quan trọng. Con người đều có tâm cống cao ngã mạn, đều có tâm tật đố sân hận. Đây không phải học mà có, sanh ra đã có rồi. Xem từ đâu? Quí vị xem trẻ con hai ba tháng, không ai dạy nó, hai đứa trẻ ở cùng nhau đều là hai ba tháng tuổi, ở giữa quí vị đặt một viên kẹo, quí vị xem hai đứa nó sẽ tranh nhau, nó sẽ không nhường, hai đứa đều giành, giành được rồi quí vị xem thái độ của nó, đứa không giành được nó liền khóc ngay, khóc la ồn ào. Quí vị có thể nhìn ra đứa trẻ này tập khí ngạo mạn, tập khí tật đố, tập khí sân hận, đều nhìn thấy hết. Tuyệt đối không phải người ta dạy nó. Đây gọi là câu sanh phiền não. Phiền não này là chướng ngại nghiêm trọng. Đoạn như thế nào? Tùy hỷ công đức liền có thể đoạn. Nhìn thấy điều tốt của người khác, không có tâm tật đố, không có tâm chướng ngại. Tôi tu tùy hỷ. Công đức tùy hỷ và công đức của họ là ngang bằng nhau. Chẳng những tôi không chướng ngại họ, tôi còn tận tâm tận lực giúp họ viên mãn. Vì sao vậy? Họ viên mãn là tôi viên mãn, không có gì khác. Họ là một ngọn đèn, một cây nến, thắp sáng rồi. Cây nến của tôi chưa thắp sáng, tôi nhờ ánh sáng của họ để thắp sáng của tôi. Ánh sáng của tôi và ánh sáng của họ giống nhau. Đây gọi là tùy hỷ công đức. Nếu như quí vị có tâm ngạo mạn, không muốn người khác cao hơn mình, có tâm tật đố, nghĩ cách để tổn hại họ, phá hoại họ, nghiệp quí vị tạo đã nặng rồi. Nếu như việc họ làm là việc tốt, hoặc là họ đạt được danh văn lợi dưỡng là việc của bản thân họ, quí vị phá hoại họ, quí vị chướng ngại họ, đây là tội nhẹ. Vì sao vậy? Quí vị tổn hại chỉ là cá nhân họ. Nếu như họ làm việc là sự nghiệp công ích từ thiện, là lợi ích quảng đại quần chúng, quí vị đi chướng ngại họ, vậy sự việc này phiền phức lớn rồi. Kết tội đó là gì? Những người không có được lợi ích này đều kết tội với quí vị. Sự việc này phiền phức rồi! Kết tội với đại chúng, càng nhiều người, thời gian lợi ích đó càng dài, phiền phức của quí vị càng lớn. Phàm là sự nghiệp lợi ích chúng sanh, quí vị tùy hỷ là công đức lớn. Quí vị phá hoại nó là tội lỗi lớn, không có cách gì để bù đắp được. Đạo lý này không thể không biết. Không hiểu, quí vị phạm rồi, không thể nói không có tội, vẫn có tội như thường. Sự việc này thực sự là phiền phức lắm. Thánh giáo, Phật pháp là lợi ích tất cả chúng sanh. Văn hóa truyền thống của Thánh hiền nhân cũng là lợi ích tất cả chúng sanh. Quí vị nếu như chướng ngại nó, nếu như phá hoại nó, trong kinh Phật nói về những ví dụ này rất nhiều.
Di Lặc Sở Vấn Kinh vừa mở đầu đã có một công án, một câu chuyện. Có hai vị pháp sư trẻ tuổi giảng kinh dạy học, giảng rất hay, thính chúng rất nhiều, pháp duyên thù thắng. Mấy người khác nhìn thấy rồi, liền tật đố chướng ngại họ, rải lời đồn đãi trong thính chúng, nói hai vị pháp sư này giảng kinh xem ra dường như rất hay, trên thực tế họ rất khuyết đức, phá giới phạm trai, làm cho thính chúng sanh ra hiểu nhầm, đối với pháp sư mất hết tín tâm, đều rời bỏ hết. Pháp hội này bị phá hoại rồi. Pháp sư phải chăng thực sự giống như lời họ nói? Không phải vậy, là lời đồn! Tội lỗi này, người đó đọa địa ngục thôi. Pháp sư giảng kinh bản thân không bị tổn thương gì. Ai bị tổn hại? Thính chúng. Pháp duyên của thính chúng bị đoạn mất. Sự việc này trong kinh Phật nói: giết người tội nhỏ. Vì sao vậy? Người bị quí vị giết rồi, họ không có tội, họ sẽ không bị đọa vào ba đường ác. Người giết người có tội, người bị giết không có tội. Họ qua 49 ngày lại đầu thai lại trở lại nhân gian, họ đổi một thân thể khác mà thôi. Nhưng những sự việc lợi ích chúng sanh này bị quí vị phá hoại rồi, pháp thân huệ mạng của những chúng sanh đó đoạn mất, quí vị phải chịu trách nhiệm. Bởi vì tật đố chướng ngại của quí vị khiến cho rất nhiều chúng sanh không nghe được chánh pháp. Tội nghiệp này đọa địa ngục. Địa ngục ra rồi làm súc sanh, trở lại nhân gian thì ngu si, không có trí tuệ, bần cùng hạ tiện, quả báo thê thảm biết bao. Hà tất phải đi tật đố? Quí vị nếu như tu tùy hỷ công đức, ủng hộ sự tốt đẹp của họ, vậy thì công đức của quí vị và họ lớn như nhau. Quí vị cũng nghe kinh, tán thán pháp sư, làm cho thính chúng đối với pháp sư càng có tín tâm, công đức này lớn. Pháp sư có công đức lớn chừng nào thì công đức của quí vị lớn chừng đó. Hiểu được đạo lý này, gặp được người thiện làm việc thiện phải giúp đỡ họ, người ác làm việc thiện cũng phải giúp đỡ họ. Người ác là việc của bản thân họ. Họ làm sự việc tốt này, đối với mọi người có lợi ích, chúng ta cũng phải xưng tán, cũng phải giúp đỡ. Cho nên con người tại thế gian không thể không có trí tuệ. Thực sự có trí tuệ, đó là người người đều là người tốt, việc việc đều là việc lành. Không có trí tuệ thì khó nói rồi, người tốt trong mắt quí vị biến thành người xấu, việc tốt quí vị cho rằng là việc xấu. Người xấu quí vị cho rằng là người tốt. Việc xấu cho rằng là việc tốt, vậy là phiền phức lớn rồi, quả báo sau này không dám nghĩ đến. Cho nên tùy hỷ công đức là người có trí tuệ tu tập, là người có thiện căn, người có phước đức tu vậy…
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 287.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *