Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Ba nguyên tắc phải tuân thủ khi nghe kinh hay nghiên cứu kinh giáo – TĐ:280

HT Tịnh Không

Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không

Download TĐ:280- Ba nguyên tắc phải tuân thủ khi nghe kinh hay nghiên cứu kinh giáo MP3 bấm vào

TĐ:280- Ba nguyên tắc phải tuân thủ khi nghe kinh hay nghiên cứu kinh giáo

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 156
Thời gian từ: 00h09:24:23 – 00h14:02:04

Trong Đại Thừa Khởi tín Luận, Bồ Tát Mã Minh dạy chúng ta, nên nghe kinh và nghiên cứu kinh điển như thế nào. Ngài dạy cho chúng ta ba nguyên tắc: Thứ nhất là thính giáo, thính giáo nghĩa là nghe giảng kinh, đừng chấp trước vào tướng ngôn thuyết. Nói cách khác, chúng ta xem kinh điển đừng chấp trước tướng văn tự, văn tự là phù hiệu của ngôn ngữ. Đừng chấp trước ngôn thuyết tức đừng chấp trước văn tự, văn tự sâu cạn hay nhiều ít không quan trọng. Chỉ cần nói lên được ý nghĩa là đủ, hiểu được ý là được. Bởi thế trong Tứ y pháp, Đức Phật dạy chúng ta: “y nghĩa bất y ngữ”, điều này rất quan trọng. Thật sự hiểu chân thật nghĩa của Như Lai, trong kệ khai kinh nói: “nguyện hiểu Như Lai chân thật nghĩa”, đừng nên chấp tướng. Đức Phật nói ra nhiều danh tướng như vậy, là dạy chúng ta đừng chấp vào tướng danh tự, đây là điều thứ hai của Bồ Tát Mã Minh. Điều thứ nhất là đừng chấp tướng ngôn thuyết, thứ hai là đừng chấp tướng danh tự. Tất cả danh từ thuật ngữ đều là giả thiết, đều giúp chúng ta ngộ nhập nghĩa chân thật. Nếu chấp tướng là sai, vĩnh viễn không hiểu được nghĩa chân thật, hiểu được nghĩa chân thật là ngộ nhập tự tánh. Trong tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, kiến tánh liền thành Phật.
Mục tiêu sau cùng của giáo dục Đức Phật, nghĩa là dạy chúng ta minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, không có gì khác với ngài, đạt được cảnh giới cứu cánh viên mãn. Bởi thế trong Khởi Tín Luận nói ba nguyên tắc này vô cùng quan trọng.
Thứ ba là đừng chấp tướng duyên tâm, thế nào gọi là tâm duyên? Là vọng văn sinh nghĩa: Tôi thấy điều này, nghe điều này, tôi nghĩ phải giải thích thế này vân vân. Không được. Vì sao vậy? Vì sau khi quý vị nghe xong, liền bị rơi vào đệ lục ý thức. Rơi vào đệ lục ý thức, những gì quý vị học được, thuật ngữ ngày nay gọi là tri thức, ta chỉ học được một ít tri thức Phật học. Đức Phật không dạy chúng ta tri thức, ngài hy vọng chúng ta ngộ nhập trí tuệ. Trí tuệ có thể khởi tác dụng, giúp ta hiểu rõ về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thật tướng các pháp. Giúp chúng ta liễu sanh tử xuất tam giới, chẳng những xuất tam giới, tam giới là luân hồi lục đạo, mà còn vượt thoát thập pháp giới, ít nhất phải đến cảnh giới này. Sau khi siêu việt thập pháp giới, quý vị đến đâu? Đến cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật Như lai, đó gọi là nhất chân pháp giới.
Bây giờ chúng ta có chút khái niệm, tuy chưa khai ngộ, chưa ngộ nhập. Nhưng huân tập thời gian dài trong kinh điển đại thừa, chưa chứng ngộ, nhưng có một chút giải ngộ. Nói cách khác, đã rõ ràng phương hướng và mục tiêu tu hành, không còn tu hành một cách mù quáng, như vậy đã là rất giỏi rồi.

Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *