Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ý nghĩa của khóa sáng tối

Sám Hối Tụng Kinh Niệm Phật
Tất cả việc thiện đã tu hành phải có thể giữ lấy, phải có thể giữ dài lâu, không thể chính mình đem nó hủy hoại. Làm thế nào có thể giữ gìn vậy? Nhẫn nhục, nhẫn nhục có thể giữ gìn, tội nghiệp đã tạo phải hiểu được hổ thẹn, phải biết phát lồ sám hối. Điều này biểu hiện ở ngay trong cuộc sống thường ngày chính là thời khóa sớm tối.
Khóa sớm chính là nhắc nhở chính mình, ta hôm nay ngày nay y theo giáo huấn của Phật mà sống, Phật dạy chúng ta nên làm thì chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, Phật nói không được làm thì hôm nay chúng ta quyết định không nên làm.
Khóa buổi tối là phản tỉnh, là kiểm điểm, ta hôm nay đối nhân xử thế tiếp vật có y giáo phụng hành hay không; nếu như làm đúng rồi thì ngày mai vẫn tiếp tục làm; nếu như là làm sai rồi thì phải mau cải đổi lại. Đó là thời khóa tối. Thời khóa sớm tối cứ như vậy mà làm thì có công đức, bạn là chân thật đang học Phật, chân thật đang tu hành. Thời khóa sớm tối không phải là lấy Kinh ra đọc cho Phật Bồ Tát nghe, Phật Bồ Tát không thích nghe những thứ này, Kinh là Phật nói ra, còn cần phải bạn đọc cho các Ngài nghe hay sao?
Có rất nhiều người hiểu sai đi ý nghĩa của khóa sáng tối, cho rằng sáng sớm đọc qua một lần cho Phật nghe, buổi tối lại tụng tiếp, ngày ngày đều không thiếu, thì ta là học trò tốt của Phật, Phật nhất định sẽ bảo hộ ta. Kỳ thật bạn đang tạo nghiệp mà chính mình không hề hay biết. Tạo nghiệp gì vậy? Sáng sớm gạt Phật Bồ Tát một lần, đến tối lại gạt thêm lần nữa, một năm 360 ngày không thiếu một ngày nào, tội lỗi này của bạn không nhỏ. Phật Bồ Tát không phải thật có ở nơi đó, tượng bằng gỗ bằng xi măng mà bạn cũng nhẫn tâm đi lừa gạt, bạn thử nghĩ xem tội lỗi của bạn bao lớn! Bạn không học Phật không hành trì sớm tối thì không có cái lỗi này, khi vừa học Phật hành trì sớm tối sau cùng lại đều đi vào địa ngục A Tỳ vẫn không biết vì sao lại đi vào đó. Học Phật không thể không rõ lý, không thể nói mơ mơ hồ hồ mà học, mơ mơ hồ hồ mà tu, không thể được, nhất định phải rõ lý.
Mười ba hoằng nguyện chúng ta đã xem rồi. Tiếp phía sau của đoạn Kinh văn này, Phật tán thán đối với họ, Phật xem thấy những người này chân thật có thể sửa đổi tự làm mới, quay đầu là bờ, đáng được khích lệ.
“Nhĩ thời Thế Tôn, tán chư Bồ Tát: Thiện tai! Thiện tai!”. Phật tán thán 60 vị Bồ Tát nói ở bên trên.
“Thiện nam tử! Thiện thuyết như thị giác ngộ chi pháp”. Biết được lỗi lầm của chính mình chính là giác ngộ, trong nhà Phật chúng ta thường gọi là khai ngộ. Mọi người nghe đến khai ngộ đều cảm thấy rất huyền. Cái gì gọi là khai ngộ? Biết được tâm bệnh lỗi lầm của chính mình thì con người này gọi là khai ngộ, đem những tâm bệnh lỗi lầm này thay đổi làm mới thì con người này gọi là tu hành, đem những hành vi sai lầm tu sửa lại gọi là tu hành. Cho nên các vị phải nên biết, bạn mỗi ngày đọc Kinh, niệm Phật, lạy Phật có phải là tu hành hay không? Không nhất định vậy, nếu như bạn ở trong đời sống không có chút thay đổi, vẫn là y như cũ thì bạn mỗi ngày đọc Kinh, niệm Phật, lạy Phật đều không phải là tu hành, không liên quan gì với tu hành. Quan niệm sai lầm của bạn không hề thay đổi lại, ngôn hạnh sai lầm cũng không hề thay đổi lại thì bạn không có tu hành.
Vạn nhất không nên cho rằng mỗi ngày tụng vài bộ Kinh chính là tu hành, vẫn cảm thấy tu cũng không tệ. Không đọc Kinh thì vẫn không có tâm ngạo mạn, đọc được Kinh rồi thì tự mình cảm thấy rất cừ khôi, “Kinh Vô Lượng Thọ tôi đã đọc thuộc lòng rồi, anh vẫn còn kém rất xa tôi”, cho nên bạn không đọc Kinh thì không có thứ phiền não này, bạn không tạo tội nghiệp, sau khi bạn học thuộc Kinh này rồi thì ngày ngày sanh phiền não, đến đâu cũng tạo tội nghiệp. Đây đều là hiểu sai chân thật nghĩa Như Lai.
Phật dạy bạn đọc thuộc rồi phải thường nhớ ở trong lòng, khởi tâm động niệm đều phải nghĩ đến giáo huấn của Phật, ta có nên khởi ý niệm này hay không, có nên nói lời nói này hay không, có nên làm những sự việc này hay không, mục đích ở ngay chỗ này. Cho nên biết được chính mình lỗi lầm là chân thật giác ngộ rồi. “Thiện thuyết như thị giác ngộ chi pháp”, sau khi giác ngộ rồi có thể quay đầu.
– Trích Phát Khởi Bồ Tát Chí Nhạo Kinh Giảng Ký, HT. Tịnh Không giảng.
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *