Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Vì sao chúng ta Niệm Phật nhưng trong tâm vẫn còn quá nhiều phiền não?

HT Tịnh Không - Niệm Phật nhưng trong tâm vẫn còn quá nhiều phiền não
Hôm nay có một đồng tu viết cho tôi một tấm giấy (người nào đó truyền cho tôi, tôi cũng không biết được). Họ nói, họ niệm Phật nhưng niệm rất là phiền não. Họ thường nghe tôi nói niệm Phật pháp hỷ sung mãn, nhưng cái pháp hỷ này của họ không thể khởi lên được, ngày ngày sanh phiền não. Họ hỏi tôi, phải làm sao?
Vẫn là lão thật trung thực mà niệm. Tại vì sao có phiền não? Vọng tưởng, tạp niệm của bạn quá nhiều, cho nên công phu của bạn không có lực. Niệm Phật phải buông xả. Pháp sư ở Niệm Phật đường, lãnh đạo Niệm Phật đường gọi là đường chủ. Đường chủ mỗi giờ mỗi phút phải nhắc nhở đại chúng buông bỏ vạn duyên, buông bỏ thân tâm thế giới, đề khởi một câu Phật hiệu. Đây là lời cảnh sách.
Một mặt niệm Phật, một mặt trong lòng vẫn có vướng bận, còn có lo lắng, còn có vọng tưởng thì công phu của bạn làm sao có thể có lực? Sự việc có quan trọng hơn, bước vào Niệm Phật đường rồi đều phải buông bỏ, không nên nghĩ đến nó, đợi sau khi ta niệm Phật xong rồi hãy nghĩ tiếp, làm việc tiếp, bạn đi ra liền có trí tuệ. Khi chưa bước vào Niệm Phật đường, làm sự việc này có nghĩ thế nào cũng rất khó, nhưng sau khi niệm Phật ra, nghĩ lại, vừa nghĩ liền thông suốt, sự việc liền làm xong.
Nếu như bạn một mặt niệm Phật, một mặt lo nghĩ, thì Phật hiệu niệm không được tốt, mà sự việc cũng nghĩ không được tốt, hai bên đều sai. Cho nên đồng tu niệm Phật phải ghi nhớ, khi niệm Phật, sự việc lớn bằng trời cũng phải buông xả, đều không để ý đến nó; sau khi thời khóa niệm Phật xong rồi, rời khỏi niệm Phật đường, đáng làm sự việc gì thì đi làm việc đó, có như vậy, bạn niệm Phật cũng niệm được tốt, làm việc cũng làm được tốt, hai bên đều được tốt. Nhất định không thể hợp chung lại với nhau, khi làm việc lại muốn niệm Phật thì việc làm sẽ khẩn trương, sẽ làm sai; khi niệm Phật mà nghĩ đến công việc thì Phật hiệu niệm không có lực, cho nên vẫn là không như pháp. Như pháp thì nhất định được pháp hỷ sung mãn. Nếu như lại có mê hoặc thì phải nghe Kinh. Nghe Kinh là đoạn nghi sanh tín, chuyển nghi thành ngộ, cho nên không thể không nghe Kinh.
Đạo tràng này của chúng ta thù thắng, chính là mỗi ngày có giảng Kinh, có niệm Phật, tuy là giảng Kinh mỗi ngày chỉ có hai giờ đồng hồ. Hai giờ đồng hồ, đối với căn tánh hiện tại của chúng ta, đích thực là không đủ. Chúng ta muốn công phu có lực thì mỗi ngày chí ít phải có bốn giờ giảng Kinh, thế nhưng người thông thường mỗi ngày phải tìm bốn giờ để nghe Kinh, gần như là không thể, vì mọi người đều có gia đình, có công tác, làm gì có nhiều thời gian đến như vậy.
Cho nên tận lực tìm thời gian rảnh rỗi để nghe Kinh, phải nghe Kinh nhiều. Lý không thể không tường tận, sự không thể không rõ ràng. Lý sự đều tường tận, đều rõ ràng, bạn mới có thể buông xả. Hiện tại bạn học không thông là vì không thể buông xả. Tại vì sao không thể buông xả? Vì không hiểu đạo lý, không hiểu rõ chân tướng sự thật, cho nên bạn không thể buông xả. Chân thật rõ ràng tường tận rồi thì rất dễ dàng buông xả. Bạn có thể buông xả, tâm của bạn sẽ thanh tịnh, tâm của bạn sẽ bình đẳng. Tâm thanh tịnh, bình đẳng thì sanh trí tuệ, không sanh phiền não. Bạn vẫn còn sanh phiền não là bạn hoàn toàn chưa buông xả.
(Trích: Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, tập 134)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *