Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tuổi thọ đến rồi nhưng phước chưa hưởng hết thì họ sẽ không chết

Ôn dịch từ đâu mà ra? ô nhiễm từ đâu mà ra? từ ác nghiệp mà ra... - HT Tịnh Không
Không ăn thịt chúng sanh chính là tiếc phước, không nên cho rằng ăn thịt chúng sanh là việc rất bình thường, trong xã hội mọi người đều ăn mà! trong kinh Phật nói rất rõ ràng: bạn ăn nó tám lạng, tương lai bạn phải trả nửa cân, không phải nói ăn rồi thì chẳng sao, ăn rồi thì rất phiền phức…
Phước báo chúng ta ngày nay hưởng từ đâu mà có vậy? Là từ tu đức mà có. Giống như bạn có phước báo, bạn có của cải, tiền muôn bạc vạn, nhưng đều ở trong ngân hàng, trên người một xu cũng không có, đi trên đường muốn ăn thứ gì cũng không được, đành chịu đói, không có người đưa thức ăn cho bạn ăn, phải làm sao đây? Đành phải tạm thời làm thuê, kiếm chút tiền để có một bữa cơm. Tạm thời làm thuê kiếm chút tiền ăn cơm là tu đức, tuy tánh đức có nhưng mà không lấy ra được. Phàm phu giống như loại tình trạng này. Chúng ta tu một chút phước đức như vậy, nếu bạn không quý trọng thì phước này sẽ hưởng hết rất nhanh.
Người xưa có một câu nói rất hay: “Lộc tận nhân vong”. Lộc là gì vậy? Là phước báo. Ví dụ tuổi thọ của bạn rất dài, khoảng 80 – 90 tuổi, phước báo có trong 80 – 90 tuổi của bạn, nhưng bạn không biết tiếc phước, đến 50 – 60 tuổi đã hưởng phước hết rồi. Khi hưởng hết rồi thì tuổi thọ tuy còn nhưng cũng phải chết, vì phước không còn nữa. Từ đó cho thấy, tiếc phước rất quan trọng. Người biết tiếc phước, tuy tuổi thọ đến rồi nhưng phước chưa hưởng hết thì họ sẽ không chết, tuổi thọ của họ tự nhiên kéo dài. Tại sao vậy? Vì phước chưa hưởng hết, họ còn có phước dư, chúng ta thường nói “thêm phước thêm thọ”. Thêm phước có hai phương pháp, một là tự mình biết tu phước, hai là tự mình biết tiếc phước. Vừa biết tu phước, vừa biết tiếc phước thì tuổi thọ của họ đương nhiên sẽ kéo dài. Đây là đạo lý nhất định.
Nho, Phật đều dạy chúng ta phải tiếc kiệm, phải yêu quý vật mạng. Vật mạng này đặc biệt là chỉ động vật. Trong một câu này đã hàm chứa không sát sanh, tiến thêm một bước là không ăn thịt chúng sanh. Không ăn thịt chúng sanh là tiếc phước, không nên cho rằng ăn thịt chúng sanh là việc rất bình thường, trong xã hội mọi người đều ăn mà! Trong kinh Phật nói rất rõ ràng, bạn ăn nó tám lạng, tương lai bạn phải trả nửa cân, không phải nói ăn rồi thì chẳng sao, ăn rồi thì rất phiền phức. Bạn đời này đã ăn bao nhiêu thịt động vật, phải bao nhiêu đời bạn mới có thể trả hết? Thân người khó được mà dễ mất. Mất thân người, được lại thân người là việc không dễ dàng. Nói đơn giản nhất, bạn đời này đã ăn bao nhiêu thịt chúng sanh, đời sau biến lại súc sanh, đời đời kiếp kiếp biến thành súc sanh để trả nợ, khi tất cả thảy đều trả xong rồi thì mới có thể được lại thân người. Bạn hãy thử nghĩ, sự việc này phiền phức cỡ nào. Người thế gian không biết sự lợi hại này, Phật Bồ Tát biết, người tu hành chân chánh biết, nên không kết oán thù với chúng sanh, không có vướng víu nợ nần với bất kỳ người nào. Nợ mà người khác thiếu ta, ta không cần nữa, điều này tốt, vì “cần” thì bạn còn phải đi đòi nợ, bạn đời sau còn phải đi gặp họ. Không cần nữa thì dứt nợ rồi. Thiếu nợ người ta phải nhanh chóng trả, trả thật vui vẻ thì trên đường Bồ Đề chúng ta sẽ không có chướng ngại; vãng sanh sẽ đi rất thảnh thơi, đi rất tự tại; kẻ thù, chủ nợ sẽ không đến gây khó dễ; chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần phù hộ. Bạn không biết tiếc phước thì biết làm sao bây giờ? Tiếc phước, từng li từng tí đều phải quý trọng, phải tập thành thói quen.
Tôi lần đầu tiên đến Canada để giảng kinh, đồng tu bên đó nói với tôi, ở Vancouver có một vị hộ pháp lớn, cúng dường pháp sư Tuyên Hóa một tòa nhà lớn, lúc đó tòa nhà trị giá một triệu đôla Mỹ, tôi có tham quan rồi. Nguyên nhân gì cúng dường vậy? Trong một bữa cơm, ông nhìn thấy pháp sư Tuyên Hóa dùng một tờ giấy vệ sinh (tức là giấy chùi miệng), Ngài đã dùng tám lần, dùng xong một lần thì gấp lại, dùng hết tám lần. ông đã bị cảm động, nên cúng dường một triệu. Đây là quả báo của tiếc phước. Pháp sư Tuyên Hóa, trong rất nhiều thành phố lớn ở Mỹ đều có đạo tràng, Ngài có phước báo lớn. Phước báo từ đâu mà có vậy? Do tiếc phước. Ngài tiết kiệm thật sự, tiếc phước thật sự, đời sống bản thân thật sự tiết kiệm, người khác không làm được. Ngài ngày ăn một bữa, không nằm đơn, ở trong phòng không có giường, giữ giới rất nghiêm, những chỗ này đáng để chúng ta tán thán, đáng để chúng ta học tập. Ngài nói về những thần thông, cái này thì chúng tôi không tán thán Ngài, nhưng mà về phương diện giữ giới, tiếc phước này, chúng ta cần phải hướng về Ngài học tập. Mười điều này chúng tôi chỉ giới thiệu đơn giản với các vị đồng tu đến chỗ này. Trong chú giải nói vô cùng tường tận, mọi người tự mình có thể tham khảo.
(Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên giảng giải, tập 18)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *