Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tôi vì cầu pháp nên hết thảy tôi đều có thể nhẫn chịu được

Ân sư Tịnh Không
Tôi ở dưới hội của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam 10 năm, các đồng học đều chung sống tốt với nhau.
Đại chúng thì chưa chắc sống chung được tốt, cố tỏ vẻ ra cho bạn xem thì nhiều, thời thời khắc khắc đều là gặp cư sĩ, người chỉ vào bạn, giáo huấn bạn cũng rất nhiều.
Tôi vì cầu pháp nên hết thảy tôi đều có thể nhẫn chịu được, bởi vì chính tôi rất rõ ràng, nếu rời khỏi nơi này thì tôi sẽ không học được Phật pháp. Vì để học chánh pháp, sự hủy nhục như thế nào đi nữa tôi đều có thể tiếp nhận, khổ nạn như thế nào tôi cũng có thể tiếp nhận, chỉ cần lão sư không bảo tôi đi thì bất kỳ một người nào dùng bất kỳ thủ đoạn nào để ép tôi ra đi tôi cũng nhất định không đi. Cho nên tôi mới có thành tựu, thí dụ thường hay gặp phải trường hợp như thế này, khi ăn cơm họ sẽ không gọi bạn đến ăn, không nói cho bạn biết, họ ăn xong dọn dẹp sạch sẽ. Chúng tôi sau khi làm xong công việc trở về thì không có cơm để ăn, một câu tôi cũng không nói. Buổi tối đi tắm, sau khi họ tắm xong thì khóa cửa nhà tắm lại, chúng tôi không vào được. Vậy thì thôi, mọi thứ đều phải nhẫn nại, chúng ta là vì cầu pháp, không có tâm nhẫn nại thì làm sao thành công đây?
Trong Kinh Kim Cang Thế Tôn đã nói với chúng ta “nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” (tất cả pháp thành tựu nơi nhẫn). Bạn xem Kinh Kim Cang, đây là bộ kinh được người Trung Quốc đọc tụng nhiều nhất, đọc tụng rất phổ biến, lượng lưu thông cũng rất lớn, người không học Phật, cũng biết nhà Phật có một bộ kinh tên là “Kinh Kim Cang”, những loại kinh khác thì họ không biết. Từ đó cho thấy, độ nổi tiếng của Kinh Kim Cang rất lớn, sáu cương lĩnh mà Bồ Tát tu học, sáu ba la mật, thì trong Kinh Kim Cang đối với bố thí và nhẫn nhục là nói nhiều nhất, đây là ý gì? Bố thí nghĩa là buông xả, buông xả là gì? Buông xả là không nên so đo tính toán với người khác. Thái độ của bạn ngạo mạn là việc của bạn, tôi đến đây để học Phật pháp, sự ngạo mạn của bạn không chướng ngại được sự cầu học của tôi, như vậy thì tốt. Sau khi tôi học thành tựu rồi, bạn mời tôi, tôi chưa chắc chịu đi, người đọc sách phải rõ lý, người học Phật phải có trí huệ, trí huệ có thể phá phiền não, không những phá phiền não của chính mình mà còn phá phiền não của người khác nữa. Phiền não của người khác phát tác, ta có trí huệ để ứng phó họ, họ không chướng ngại được ta. Họ ngạo mạn khiến ta thoái tâm thì bạn nói xem đó là lỗi của ai? Tôi nói, họ không có lỗi, bản thân bạn có lỗi. Họ ngạo mạn nhưng chưa đuổi bạn đi, cùng lắm là bạn bước vào cửa thì họ nhìn bạn một cách không vừa mắt, nhìn thấy bạn họ không hài lòng, vậy có sao đâu, bạn tránh đi một chút, né qua một chút là được rồi, hãy tu học cho thật tốt ở trong những tình trạng như vậy.
TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
TRÍCH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN,TẬP 92
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *