Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tôi phải cảm ơn cha mẹ từ khi còn bé đã dạy chúng tôi “tôn sư trọng đạo”

Lời Phật Dạy về công ơn cha mẹ
Tôi gặp được Phật pháp, gặp được Phật pháp tôi có được một chút thành tựu, điều này phải cảm ơn cha mẹ tôi từ khi bé đã dạy chúng tôi tôn sư trọng đạo. Ngày nay người biết tôn sư trọng đạo không nhiều. Người thật sự tôn sư trọng đạo càng ngày càng ít đi rồi, cổ nhân nói: “Thầy trò như cha con” (Sư đồ như phụ tử), con cái của thầy giống như anh em ruột với chúng tôi vậy; cả đời cần chăm sóc, cả đời cần giúp đỡ, tại sao vậy? Sau khi dạy học trò thành tài, thì con cháu của thầy có người chăm sóc, tri ân báo ân, thầy không cần lo lắng gì nữa. Nhưng nay thì không còn nữa, ngày nay anh em ruột còn như người xa lạ, con cái của thầy chẳng quan hệ gì với chúng tôi cả. Nhưng tôi vẫn là một người rất thủ cựu, tôi đối với con cái của thầy mình xem như là anh em ruột trong nhà, tôi thường quan tâm đến họ, đồng cam cộng khổ, cùng trải qua hoạn nạn, có phước cùng hưởng. Đó là tài sản lão tổ tông Trung Quốc truyền lại, là thiện đức, người Trung Quốc chúng tôi nói là tính đức, Phật pháp cũng như vậy. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Con của thầy Phương, người lớn nhất ở Mỹ đã 60 năm, khi đi du học Mỹ cho đến khi tốt nghiệp rồi ở lại đó làm việc, người đó nay đã về hưu rồi. Ông ấy nhỏ hơn tôi 3 tuổi, ở California. Ông đã dẫn vợ và con của mình đến thăm tôi, chúng tôi như anh em với nhau vậy. Tôi hỏi ông có muốn trở về không? Tôi hi vọng ông trở về quê hương dưỡng lão, tôi tặng ông một căn nhà, để ông ở nơi đó an cư. Lý tưởng nhất là về quê, lá rụng về cội. Nếu như ông ấy về quê, thì quê tôi tuy không còn nhà nhưng đất vẫn còn, tôi đã từng đi xem qua, tôi rất muốn xây một tứ hợp viện trên phần đất ấy, tôi có ý muốn ông ở nơi đó. Cuộc sống của cả nhà ông tôi có thể lo được. Nên làm như vậy, làm thế để người ngày nay thấy rằng, thầy trò như cha con, con cái của thầy không khác gì anh em ruột với mình, cả đời đều có thể chăm sóc.
Thầy có ba người con, người nhỏ tuổi nhất cũng đã gần 70 rồi, đều già cả rồi, đều về hưu rồi. Cuối đời có thể ở cùng nhau, đọc sách, niệm Phật, thật là một việc tốt! Tứ hợp viện này của chúng tôi có thể xây làm hai cái nối liền với nhau, ba anh em họ đều có thể ở cùng nhau, tôi thật sự muốn làm. Tại sao lại làm vậy? Để xã hội ngày nay thấy rằng đó là văn hóa truyền thống Trung Quốc, văn hóa truyền thống quả thật là như vậy. Mới biết tình người của người Trung Quốc thời xưa, bất luận là có quan hệ hay không có quan hệ này bạn bè đều có thể chăm sóc nhau. Bạn bè gặp khó khăn, cuối đời không ai chăm sóc, nên chăng chăm sóc họ? Không chăm sóc thì đâu xem nhau là bạn! (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Tôi đối với thầy hết lòng ngưỡng mộ, tôn kính, lời thầy dạy tôi đều thật sự thực hành, thật sự đi làm. Lời thầy quả nhiên ứng nghiệm, cho nên cả đời tôi sống rất tự tại, sống rất hạnh phúc, sống rất mỹ mãn, đều là do thầy dạy dỗ cả, cho nên ân đức của thầy mãi không bao giờ quên, thường xuyên nhớ nghĩ. Tôi nếu như không gặp ba vị thầy này, thì cả đời này của tôi há chẳng phải sống trong hồ đồ, chết trong hồ đồ sao, nghĩ đến điều này thật sự đáng thương biết mấy! Sự giúp đỡ của thầy, cứu bạt của thầy thật sự siêu độ. Chúng tôi làm sao báo đáp ơn thầy? Trong kinh điển đức Phật có nói, ngoài việc hoằng pháp lợi sanh ra không có gì có thể báo đáp ơn Phật. Cho nên tôi hiểu rằng, báo ân chỉ có hoằng pháp lợi sanh mà thôi. Cho nên cả đời này, tôi sống trong thế giới của sự cảm ơn. (dẫn từ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận thức lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *