Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tổ tông mấy ngàn năm vẫn kỷ niệm thì đương nhiên phải hiếu thảo với cha mẹ hiện tại

Phật pháp thường trụ thế gian thì người thế gian bèn có phước báo
… Mối quan hệ giữ cha mẹ và con cái là vô điều kiện. Cho nên giáo dục nước ta hưng khởi từ đây, sự hưng khởi này xa xưa lâu đời. Mục đích của giáo dục đầu tiên làm sao để vĩnh viễn duy trì quan hệ tình thân không bị mất đi. Thứ hai, làm thế nào mở rộng quan hệ tình thân thành yêu thương anh em, gia tộc, hàng xóm láng giềng, yêu khu vực bạn sinh sống, yêu Tổ quốc, dân tộc. Cuối cùng mở rộng thành “phàm là người đều yêu thương”.
Cho nên giáo dục 5000 năm của chúng ta là gì? Chính là giáo dục yêu thương mà thôi! Mở rộng từ “phụ tử hữu thân”, đây là khởi điểm. Cho nên khởi điểm là chữ HIẾU 孝, “hiếu” là chữ hội ý phía trên là chữ LÃO 老, phía dưới là chữ TỬ 子 nhằm nói rõ điều gì? Cha – con là một thể!
Hiện nay nói có khoảng cách thế hệ, nước ta không như vậy, nếu nói có khoảng cách thế hệ là bất hiếu. Phía trên còn có cha của cha, nên quá khứ vô thỉ – vị lai vô chung là một thể.
Người nước ngoài không hiểu khi thấy cúng ta tế tổ, họ cho rằng tổ tông mấy ngàn năm chúng ta đều không biết thì làm sao mà kỷ niệm họ, họ ra sao chúng ta cũng không biết. Có câu là: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu” (Tạm hiểu: Cha mẹ đã mất thì tang ma cẩn thận. Tưởng nhớ, truy niệm tổ tiên thì phẩm đức của dân chúng sẽ ngày càng sâu dầy, tốt đẹp hơn), ngay đến tổ tông mấy ngàn năm chúng ta vẫn kỷ niệm thì đâu có đạo lý không hiếu thảo với cha mẹ hiện tại chứ? Là vô điều kiện, cảm niệm ân đức đời đời của Tổ tông thì tình cảm này rất sâu dày…
(Trích: Phóng Viên Phỏng Vấn Pháp Sư Tịnh Không, Tập 2: Quan Niệm Của Phương Tây Đưa Chúng Ta Đến Đâu)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *