Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thiện xảo phương tiện

Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nói theo Phật pháp, giống như hết thảy vạn pháp ở Tây Phương Cực Lạc thế giới đều phát ánh sáng, không những thân người phát ánh sáng, vạn vật cũng phát quang. Thật ra Cực Lạc thế giới quang minh chiếu khắp, thế gian này của chúng ta chẳng phóng quang hay sao? Nếu tất cả hết thảy người, vật ở thế gian này của chúng ta chẳng quang minh chiếu khắp như Tây Phương Cực Lạc thế giới thì Nhất Chân pháp giới sẽ chẳng đứng vững nữa. Đâu có lý nào chỗ này quang minh cực lớn, còn chỗ kia chẳng có quang minh, vậy thì chẳng có lý? Nhất định phải biết Nhất Chân pháp giới bao gồm thế giới này của chúng ta, chẳng phải nói rời khỏi thế giới này của chúng ta lại có một Nhất Chân pháp giới riêng rẽ, chẳng có đạo lý ấy! Trong kinh nói về một việc gì? Ở chỗ đó quang minh chiếu khắp, mọi người đều có thể đích thân cảm giác được,còn quang minh chiếu khắp ở thế gian này của chúng ta, chúng ta chẳng cảm giác được, là đạo lý như vậy chứ không phải là quang minh không có chiếu. Tại sao chúng ta chẳng có cảm giác? Vì tâm chúng ta không thanh tịnh, tâm quá loạn rồi, vọng niệm quá nhiều, nên bạn chẳng nhìn thấy cảnh giới ấy; chẳng phải là không có, cùng Cực Lạc thế giới và Hoa Tạng thế giới không hai không khác. Dùng cách nói của vật lý hiện đại thì rất dễ hiểu, quang là gì? Quang là hiện tượng làn sóng (ba động). Chỉ cần có động thì sẽ có sóng, hiện nay khoa học gia gọi là ba động, nhà Phật chúng ta gọi là quang, quang chính là ba động. Hết thảy tất cả vật chất hiện nay đều biết, vật chất cấu tạo hình thành như thế nào? Phân tách đến cuối cùng biến thành nguyên tử, điện tử, lạp tử Những vậtchất cơ bản này ở dưới trạng thái gì? Đều chuyển động. Đức Phật chẳng cần các dụng cụ khoa học, Ngài nhìn thấy rất rõ ràng, hiện nay dụng cụ tân tiến nhất còn chưa quan sát tới, Phật đã nhìn thấy rõ ràng. Đức Phật nói những hiện tượng này cho chúng ta, lời của Ngài nói rất khéo léo, rất uyển chuyển, nói ra chân tướng này, chẳng có ai tin tưởng, chẳng ai tiếp nhận. Thế nên cách nói như vậy rất vi diệu, rất cao minh, chúng ta gọi là thiện xảo phương tiện.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. Quyển Thượng .
PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 24-Tr – 561)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *