Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thế gian người nào có phước báu lớn nhất?

HT Tịnh Không: Niệm A Di Đà Phật Tiêu Nghiệp Tội Và Phước Báu Không Thể Nghĩ Bàn
Thế gian người nào có phước báu lớn nhất?
Người không vọng niệm là có phước báu. Tuyệt nhiên không phải người địa vị cao, nhiều của cải, đó không phải phước báu.
Hiện tiền tuy hưởng thụ đời sống vật chất nhưng bạn hưởng được mấy năm? Chết rồi làm sao? Luân hồi ba cõi sáu đường, vậy sao xem là có phước?
Còn người trong lòng không một vọng tưởng, từ sớm đến tối nhớ phật niệm phật, qua vài năm họ liền làm phật, vậy mới gọi là đại phước báu.
Chân thật thông hiểu tường tận, lúc đó bạn mới biết niệm Phật công đức thù thắng không gì bằng. Cho nên phật nói tam thừa là phương tiện nói. Mục đích Phật dạy chúng ta chỉ một đời thành Phật.
Có người hoài nghi là bản thân ngu si, tạo nghiệp chướng rất nặng, tội nghiệp rất sâu thì có thể thành không?
Kinh nói, một câu Phật Hiệu tiêu tám mươi ức trọng tội sanh tử. Các vị niệm một ngày một đêm bao nhiêu niệm? Theo đó tính xem số lượng niệm này tiêu được bao nhiêu tội nghiệp?
Không thể nghĩ bàn.
Lời Phật nói là thật, không phải giả, đích thực có hiệu quả như vậy.
Thế nhưng đã niệm một ngày một đêm rồi mà sao nghiệp chướng vẫn nặng?
Vì nghiệp chướng của bạn quá nhiều, một ngày một đêm tiêu đáng kể, nhưng nghiệp chướng nguyên gốc của bạn so với đây không biết gấp bao nhiêu lần, bạn còn phải tiếp tục tiêu nghiệp.
Ngày ngày đều niệm, ngày ngày tiêu nghiệp, đạo lý chính là như vậy.
Nghiệp chướng dù có nặng hơn nhưng cứ tiếp tục không ngừng. “Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”. Niệm Phật ba năm thì tội nghiệp vô lượng kiếp của bạn thảy đều tiêu hết.
Làm sao biết tội nghiệp tiêu hết?
Bạn vãng sanh tự tại, đứng mà đi, ngồi mà đi, sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc không phải cõi phàm thánh đồng cư mà đều vãng sanh cõi thật báo.
Trong Kinh có nói ba bậc vãng sanh , bạn thuộc thượng phẩm vãng sanh, như vậy mới biết câu Phật hiệu này tiêu nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.
HT. TỊNH KHÔNG.
XIN THƯỜNG NIỆM PHẬT & LẠY PHÂT:
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *