Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thân người đích thực khó được

Đời người ở thê gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc - PS TỊnh Không
Trong kinh điển thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Ý nghĩa hai câu này rất sâu xa, thân người đích thực khó được. Trong lục đạo, trong thời đại hiện nay, thọ mạng con người không dài, quả thật không dễ có được. Trong Phật pháp gọi đây là nghiệp báo, chúng ta có nghiệp là có quả báo, không thể không đến, ta bị nghiệp lực chi phối.
Nghiệp có hai loại, một là dẫn nghiệp, dẫn dắt chúng ta, dẫn dắt ta đến đường nào trong lục đạo, đây gọi là dẫn nghiệp. Thứ hai là mãn nghiệp, lần này ta đến đây, ví dụ bây giờ chúng ta đều đến cõi người, đến cõi người, dẫn nghiệp của chúng ta tương đồng. Trong Phật pháp nói với chúng ta một cách đơn giản then chốt, nghĩa là do trong đời quá khứ tu tập ngũ giới. Nội dung của ngũ giới, ý nghĩa hoàn toàn tương đồng với ngũ thường trong truyền thống văn hóa. Ngũ thường là nhân lễ nghĩa trí tín, trong đời quá khứ chúng ta từng tu, tu rất tốt. Nghiệp này trong đời này thuần thục, thuần thục khi gặp nhân duyên, quả báo liền hiện tiền. Hiện tiền điều gì? Chúng ta đến nhân gian, được thân người. Tuy được thân người, nhưng sự gặp gỡ trong đời của mỗi người không giống nhau, tình trạng thân thể không giống nhau, lành dữ họa phước không giống nhau. Có người giàu có, có người nghèo hèn, đây là thuộc về mãn nghiệp. Mãn là chữ mãn trong mãn túc, nghiệp này thuộc về chữ mãn trong mãn túc. Điều này không giống nhau, mới có nhiều hiện tượng rất phức tạp như thế.
Sau khi hiểu rõ, trong đời này của chúng ta biết cần phải biết làm những gì. Chúng ta có phương hướng, có mục tiêu, như vậy còn tiếp tục trôi lăn trong luân hồi lục đạo chăng? Không còn, cần xa lìa chăng? Rất muốn ra khỏi, không muốn trầm luân trong lục đạo nữa, đây là thân người khó được. Nếu trong đời này được thân người, không gặp được Phật giáo, có muốn ra cũng không ra khỏi. Không gặp được Phật giáo, ta đối với tánh tướng, lý sự, nhân quả cũng không hiểu rõ ràng. Hay nói cách khác, đời này ta đến đây một cách mê hồ, khi đi cũng mê mê hồ hồ. Ngạn ngữ nói: “túy sanh mộng tử”, khi sanh giống như kẻ say rượu, khi chết mê hoặc điên đảo. Nói cách khác, rất khó ra khỏi lục đạo. Trong kinh điển Đức Phật nói với chúng ta: “dục tri tiền thế nhân”, chúng ta phải biết đời trước đã làm ra những gì? Đức Phật nói: “kim sanh thọ giả thị”, chính là đời này những gì chúng ta nhận lãnh. Nếu muốn biết đời sau chúng ta có quả báo như thế nào, Đức Phật nói: “kim sanh tác giả thị”. Đời này ta nghĩ những gì, nói những gì, làm những gì, đây là nhân, đời sau quả báo liền hiện tiền.
Nhà Phật nói về nhân quả ba đời, có quá khứ, có hiện tại, có vị lai. Con người, bất kỳ chúng sanh nào, sanh mạng là vĩnh hằng bất diệt, đây là thật, sinh mạng vĩnh hằng bất diệt. Sanh tử, thân thể có sanh tử, linh tánh không có sanh tử. Linh tánh là tah, thân thể không phải là ta. Nhất định phải nhận thức rõ ràng, thân thể không phải là ta.
Thân thể là gì? Trong Phật pháp nói, thân thể là ta sở hữu, nó không phải ta, là ta sở hữu, như chúng ta mang áo quần vậy. Áo quần là ta sở hữu, áo quần không phải ta. Phải nhận thức rõ ràng thân thể không phải ta, là ta sở hữu. Vì sao vậy? Ta triển khai thời gian ra sẽ hiểu, vô lượng kiếp đến nay chúng ta từng ở cõi trời, từng ở nhân gian, cũng từng làm súc sanh, cũng từng ở trong ác đạo, trong địa ngục. Ở cõi nào thì được thân của cõi đó, thân này thường thường thay đổi, không phải giống như thay áo quần ư? Thường thay đổi, cho nên nó không phải ta. Bất luận thay đổi thân gì, là cõi trời, cõi người, súc sanh hay ngạ quỷ, bất kể là đổi thân gì linh tánh là chính mình, một cái linh tánh. Trở về tự tánh, đó gọi là Phật, gọi là Bồ Tát, không còn mê hoặc nũa. Hiểu được điều này, thấu triệt được đạo lý này, sẽ biết vì sao chúng ta học Phật, rất rõ ràng. Mục đích chính khi học Phật, thứ nhất là thấu triệt chân tướng sự thật, thứ hai là thoát ky luân hồi lục đạo. Đây là thật không phải giả. Lần này chúng ta được thân người, lại gặp được Phật pháp, điều này may mắn biết bao! Cơ hội này giống như trong bài Kệ Khai Kinh nói: “Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được”. Cư sĩ Bành Tế Thanh, thời đại vua Càn Long nhà Thanh nói: “một ngày hy hữu khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay”. Đây là gì? Là nói chúng ta ngày nay được thân người, được gặp Phật. Vô lượng kiếp đến nay khó gặp được cơ hội như thế, nay đã gặp được. Nếu ta có thể nắm chắc cơ hội trong đời này, nỗ lực học tập đời này có thể thành Phật, có thể thành Bồ Tát. Không những ra khỏi lục đạo, mà còn vĩnh viễn vượt thoát mười pháp giới, không thể không biết điều này.
Đến thế gian này, bất luận đến cõi nào đều là nhân duyên. Đương nhiên khi đến phải tìm cha mẹ, cha mẹ có nhân duyên với chúng ta, không có duyên không tìm đến họ. Duyên gì? Tìm cha mẹ để đầu thai là mãn nghiệp, đây không phải dẫn nghiệp. Trong mãn nghiệp điều đầu tiên là tìm cha mẹ, nhân duyên tìm cha mẹ, với cha mẹ có bốn loại nhân duyên, là báo oán, báo ân, đòi nợ, trả nợ. Là bốn nhân duyên này, không có bốn nhân duyên này, tuyệt đối không tìm người này làm cha mẹ.
Đức Phật nói rất rõ ràng, nói rất minh bạch. Báo ân là cha mẹ trong đời quá khứ có ân với ta, đời này ta đến báo ân. Những đứa con này tự nhiên chính là hiếu tử hiền tôn, họ đến báo ân. Nếu là báo oán thì chúng đem đến phiền phức, đứa trẻ này rất khó dạy, không nghe lời. Sau khi lớn lên chúng khiến quý vị nhà tan cửa nát, họ đến báo oán. Đòi nợ, vậy phải xem nợ bao nhiêu, cha mẹ nợ họ ít, mấy tuổi là họ ra đi, họ lấy hết nợ liền ra đi. Nếu nợ nhiều, có thể mười mấy năm, hai mươi mấy năm, không dễ gì cha mẹ mới nuôi lớn, vun đắp cho chúng học hết đại học, lấy được học vị tiến sĩ thì họ ra đi, đây là đòi nợ nhiều.
Trả nợ cũng có nhiều ít, nghĩa là sao? Những đứa con này đời trước nợ quý vị. Nợ nhiều, đứa trẻ lớn lên sẽ cung phụng nhiều cho cha mẹ, cuộc sống vật chất chăm sóc rất chu đáo, nhưng không có tâm hiếu kính, chỉ chăm sóc chu đáo trên phương diện vật chất. Nếu như nợ ít, có thể họ rất giàu có nhưng đối với cha mẹ rất khắc bạc. Những vấn đề này chỉ cần ta hơi lưu ý xung quanh mình một chút là có thể nhận ra, đây là nợ ít.
Trước đây lúc tôi còn trẻ khi mới học Phật, tôi thấy một người chức vị rất cao, đối đãi với cha mẹ còn khắc bạc hơn người ở. Quy định một tháng bao nhiêu tiền, miễn cưỡng duy trì cuộc sống. Như vậy chúng ta biết, đây là do họ nợ cha mẹ ít, cho nên họ trả cũng ít.
Không phải bốn nhân duyên này chúng không đến nhà mình, học Phật sẽ có cách cải tiến, học Phật hiểu được chân tướng sự thật. Bản thân đã giác ngộ, giúp cả gia đình lớn nhỏ đều giác ngộ, gọi là hiểu rõ. Đem nhân duyên thế tục chuyển biến thành pháp duyên, cả nhà học Phật, cả nhà giác ngộ, tình hình này hoàn toàn có thể cải thiện. Đây là nhà Phật nói đề đạo lý nhân quả! Người một nhà là có nhân duyên này.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 214
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 05.12.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *