Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tận hiếu phải thực hiện từ hiếu dưỡng cha mẹ…

Những sự lợi ích khi thành tâm niệm thánh hiệu "Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát"
Điều đầu tiên trong “Tịnh Nghiệp Tam Phước” dạy chúng ta là “hiếu dưỡng phụ mẫu”. Chúng ta muốn hành hiếu, tận hiếu phải thực hiện từ hiếu dưỡng cha mẹ, sau đó mở rộng đến hiếu dưỡng tất cả chúng sanh. Trong “Kinh Bồ Tát Giới”, Thế Tôn nói với chúng ta rất rõ ràng là “tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta”. Đây là mở rộng hiếu dưỡng phụ mẫu đến hư không pháp giới, vậy mới có thể tận hiếu. Ai có thể tận hiếu một cách rất viên mãn vậy? Quả vị Như Lai mới thật sự làm được viên mãn, Bồ Tát Đẳng Giác vẫn chưa đạt đến cứu cánh viên mãn. Từ đó cho thấy, học Phật chính là học chữ “hiếu”, chính là học chữ “trung” này. Phật pháp không có gì khác, chỉ là “trung – hiếu” mà thôi.
Ân đức của cha mẹ đối với chúng ta quá lớn, mạng sống này có được từ cha mẹ, cho nên hiếu dưỡng phụ mẫu là đạo lý muôn đời. Đây mới được xem là làm người. Tu học từ trên cơ sở này mới có thể thành Bồ Tát, thành Phật. Chúng ta hiếu dưỡng phụ mẫu là dùng tâm hiếu để dưỡng phụ mẫu. Nhà Nho nói rất hay, chúng ta phải “dưỡng thân mạng của cha mẹ”, phải chăm lo đời sống vật chất cho cha mẹ; phải biết “dưỡng tâm của cha mẹ”, phải làm cho tâm trạng cha mẹ vui vẻ, không có lo lắng, không có phiền não. Muốn vậy thì chúng ta phải thuận, nếu như không thuận thì cha mẹ sẽ sinh phiền não, sẽ có lo lắng. Cho nên chữ “hiếu” trong thực tiễn thật không dễ dàng. Nếu như không có tâm chân thành (chúng ta thường nói là “tâm chí thiện”, “tâm thuần hiếu”, “tâm thuần kính”) thì chữ “hiếu” này sẽ rất khó thực hiện.
Nói tóm lại là chúng ta phải dùng chân tâm. Ngoài ra còn phải biết “dưỡng chí của cha mẹ”. Chí của cha mẹ là gì vậy? Là sự kỳ vọng về bạn. Chí của cha mẹ, chí nhỏ là hy vọng bạn thăng quan phát tài. Người có tầm nhìn tương đối xa, người xưa gọi là “mong con trai thành rồng, con gái thành phụng”, dùng cách nói hiện nay để nói là hy vọng bạn có thể hơn người bình thường, làm rạng rỡ tổ tông, khiến tổ tông, gia tộc đều lấy bạn làm vinh dự. Đây là sự kỳ vọng của bậc làm cha mẹ thông thường đối với con cái vào thời xưa. Nếu như cha mẹ giác ngộ thì sự kỳ vọng của họ về bạn là hy vọng bạn làm Bồ Tát, làm Phật, đạt đến cứu cánh viên mãn thật sự.
(Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, tập 21)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *