Lời dạy của đức phật

Tác hại của cơn nóng giận

Tác hại của cơn nóng giận

Nóng giận là bản tính cố hữu của con người, nó có thể biểu hiện ở con người với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ nhất là sự không vừa lòng và nặng nhất có thể là sự cuồng nộ. Dù nhẹ hay nặng, nóng giận có tác hại cực kỳ lớn, ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đối với đời sống của con người.

Theo đạo Phật, tâm thức nhiễm ô là tâm thức trong trạng thái đầy cảm xúc tiêu cực, trong đó sân hay sự nóng giận là một biểu hiện mang tính phổ biến và căn bản. Sự nóng giận có thể biểu hiện ở con người với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ nhất là sự không vừa lòng và nặng nhất có thể là sự cuồng nộ. Dù nhẹ hay nặng, nóng giận có tác hại cực kỳ lớn, ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đối với đời sống của con người.

Mặc dù chỉ là một trong các trạng thái tiêu cực của tâm lý, nhưng sự nóng giận có thể gây ra các tác hại vô cùng lớn và kéo dài.

Người rơi vào trường hợp nóng giận lâu dài sẽ trở nên căng thẳng, trầm cảm, buồn bã, sợ hãi, lo âu.

Người rơi vào trường hợp nóng giận lâu dài sẽ trở nên căng thẳng, trầm cảm, buồn bã, sợ hãi, lo âu.

Về phương diện sinh lý:

Khi một người nóng giận thì nhịp tim của người đó sẽ đập nhanh hơn; sắc mặt biến đổi, đỏ bừng hoặc tái mét; tay chân run lên, thậm chí các khớp tê cứng; nhịp thở nhanh và ngắn; thái độ hằn hộc; giọng nói đứt quảng; các cơ căng, đau đầu, choáng váng.

Trong nhiều trường hợp cường độ nóng giận quá mạnh có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim gây tử vong hoặc để lại biến chứng lâu dài.

Về phương diện tâm lý:

Người rơi vào trường hợp nóng giận lâu dài sẽ trở nên căng thẳng, trầm cảm, buồn bã, sợ hãi, lo âu. Nếu bản thân người đó không tự tìm kiếm các phương pháp chuyển hóa, giải phóng, thì rất nhiều khả năng người đó sẽ rơi vào tình trạng xuống cấp về phương diện hành vi, đạo đức, nhất là việc tìm kiếm các khoái lạc, nhằm bù đắp vào khoảng trống tâm hồn như sa vào ăn chơi trác táng, lạm dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc phiện, gây xung đột, bao động…

Sự nóng giận làm thui chột hạt giống từ bi, khả năng yêu thương, sự an lạc, khinh an và các giá trị tự do, vốn là các phẩm chất cao thượng của đời sống tâm linh.

Sự nóng giận làm thui chột hạt giống từ bi, khả năng yêu thương, sự an lạc, khinh an và các giá trị tự do, vốn là các phẩm chất cao thượng của đời sống tâm linh.

Về phương diện đời sống tâm linh:

Sự nóng giận khiến cho con người đánh mất tự chủ ở cả ba phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi. Vì đánh mất tự chủ ở cả ba phương diện đó nên nguy cơ vi phạm các chuẩn mực, nguyên tắc, đạo đức mà trước đó ta từng có khát vọng thành tựu là rất lớn. Một người nóng giận có thể có động cơ không tốt, lời nói thô lỗ, gây tổn thương, thậm chí có hành vi sát hại, giết người, vốn là những hành vi mà bình thường chính bản thân người đó rất sợ hãi, ghê tởm.

Sâu xa hơn, sự nóng giận làm thui chột hạt giống từ bi, khả năng yêu thương, sự an lạc, khinh an và các giá trị tự do, vốn là các phẩm chất cao thượng của đời sống tâm linh. Và một khi các hạt giống, khả năng này bị đánh mất thì khả năng thành tựu đạo đức, giới hạnh, trí tuệ, sự hiểu biết đúng đắn như là mục đích cao cả nhất của đời sống tâm linh trở nên rất xa vời. Do đó để phát triển đời sống tâm linh, đạo Phật dạy ta cần thiết phải chuyển hóa sân hận, nóng giận.

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *