Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật pháp dạy bạn không phản bội tôn giáo của bạn

Vì sao Phật có thể từ bi vô điều kiện - PS Tịnh Không
🌿 Hôm đó tôi đến tham gia hội nghị tổng cộng là 14 vị lãnh đạo tôn giáo khác nhau cùng chung một hội nghị. Hôm đó là cục trưởng mời tôi diễn giảng. Tôi gọi 14 vị lãnh đạo tôn giáo này tôi đều là Bồ Tát. Họ nghe rồi cảm thấy rất kỳ lạ.
Mục sư Ki Tô giáo là mục sư Bồ Tát, Thần phụ Bồ Tát của Thiên Chúa giáo. Do Thái giáo tôi không biết gọi thế nào thì tội gọi là trưởng lão Bồ Tát, đều là Bồ Tát. Họ nghe rồi đều cảm thấy rất kỳ lạ, tôi liền giải thích cho họ
🌿 Ý nghĩa của Bồ Tát là người giác ngộ, là có trí tuệ giác ngộ, các vị có thừa nhận hay không? Bạn chính mình có trí tuệ có giác ngộ hay không? Có! Vậy thì đúng rồi, vậy thì bạn chính là Bồ Tát, Bồ Tát thật không phải Bồ Tát giả.
Cho nên họ rất là hoan hỷ đối với tôi, không hề có chút bài xích nào đối với tôi. Chúng ta ở nơi đó đem Phật pháp giới thiệu cho họ, nói rõ Phật pháp không phải là tôn giáo!
🌿 Phật pháp là học thuật, Phật pháp là giáo dục không phải tôn giáo. Bất cứ tôn giáo nào đều phải học Phật pháp, vì sao vậy? Bạn phải học trí tuệ, bạn có trí tuệ, bạn có giác ngộ thì gọi bạn là Bồ Tát
Cho nên Phật pháp quyết định không phải bảo bạn phải phản bội tôn giáo của bạn bạn mới đến học Phật giáo, đó là việc Phật giáo nhất định không chấp nhận, việc làm đó là trái với đạo đức của xã hội, Phật không nhận học trò này
🌿 Bạn là tín đồ tôn giáo, bạn yêu thích tôn giáo của bạn, tôn kính Thượng Đế của bạn, Phật tán thán bạn, bạn là con cái tốt của Thượng Đế, là học trò tốt của Phật.
Bạn tín ngưỡng tôn giáo của bạn cũng có thể quy y Tam Bảo làm học trò của Phật. Bạn với Thượng Đế là quan hệ cha con, bạn cùng với Thích Ca Mâu Ni Phật là quan hệ thầy trò, làm gì có chuyện xung đột? Không hề có xung đột, rất là hòa hợp.
🌿 Sau khi tôi diễn giảng xong mọi người đều rất hoan hỷ nêu ra rất nhiều vấn đề hỏi tôi, trong đó có trưởng lão Do Thái giáo là người thân thiện dễ gần nêu ra câu hỏi với tôi, ông hỏi: “Ở trong thánh kinh nói, nhân loại tạo ra những tội ác, đến sau cùng đều có thẩm phán, là thẩm phán sau cùng, Phật giáo các vị có nói thẩm phán sau cùng hay không? Thẩm phán sau cùng do ai đến chủ trì? “
Tôi nghe qua lời nói này tôi nói : “Không sai! Tôi nói, Phật giáo là giáo dục không quan tâm đến thẩm phán, trường học dạy học khuyến thị ngừa lỗi, thẩm phán là sự việc của pháp quan, việc của bộ tư pháp, Phật là bộ giáo dục không phải là bộ tư pháp, ai chủ trì thẩm phán này? Là Thượng Đế!
🌿 Họ nghe rồi rất phấn khởi, chúng ta là giáo học khuyến thị ngừa lỗi, dạy người trở thành ngưòi tốt. Tôi rất là tôn trọng họ, họ cũng rất tôn trọng tôi, ngay trong hội nghị lúc đó họ liền mời tôi làm hội viên dài lâu của họ.
Tôi không thường đi đến Úc Châu, họ nói không hề gì, mỗi một tháng ông gởi cho chúng tôi một bài viết là được rồi. Mỗi một tháng đều gởi một bài cho họ, trên thực tế tôi không cần phải viết, trong vô trụ sanh tâm của chúng ta rất nhiều.
Tôi liền bảo đồng tu Úc Châu mỗi một tháng các vị ở nơi đó phiên dịch một chương đưa qua cho họ, mỗi một tháng lại đưa qua vậy là được rồi.
✍️ Trích Lục Từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần Thứ 10
Chủ giảng Lão Pháp sư Tịnh Không
Hoan nghênh lưu thông công đức Vô Lượng. A Di Đà Phật
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *