Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phải chế ngự được tập khí phiền não của chính mình

Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam
Ngày trước lão sư Lý thường nói với chúng tôi: không chế ngự được tập khí phiền não của chính mình, cho dù niệm Phật giỏi cỡ nào, một ngày mười vạn danh hiệu Phật, vẫn là đáng sanh tử như thế nào vẫn phải sanh tử như thế đó, không cách nào khác, niệm phật không tương ứng!
Tịnh Ảnh Sớ nói: “Bốn lỗi lầm này, bốn lỗi lầm của mệng, vì không ứng pháp”, nghĩa là không như pháp, gọi chung là nói dối. “Kim Kinh nêu rõ năm ác, nên lấy nói dối gồm cả ba, gọi chung một ác.”. Trong bộ kinh này nêu có năm thứ ác, nói dối bao gồm bốn loại, bởi thế gộp bốn loại kia vào nói dối. Nói dối ở đây là nói bốn loại.“Nhưng chỉ ý của kinh ẩn dạy mười ác, nên chỉ nêu lên ba ác còn lại. Nói chung trong gộp vẫn có mở” nếu triển khai thì nói dối có bốn loại, gộp lại gọi là nói dối.
Trong kinh Phật nói, mở đóng không giống nhau, nhưng trong bộ kinh này, nghĩa là trong phẩm kinh “Trược thế ác khổ”, ở đây nói về năm ác, ý kinh bao gồm cả thập thiện. Mười thiện, nói dối được triển khai thành bốn loại. Bởi thế, ý chính trong phẩm kinh này là nói năm giới và thập thiện. Năm giới, nói rõ, quý vị đã thấy trong kinh văn, trên thực tế nó bao gồm cả mười thiện nghiệp, mười thiện nghiệp nằm trong đó. Quý vị xem trong kinh văn: “Hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, thêu dệt”. Từ đó có thể suy ra, phẩm kinh này, nói cho chúng ta năm giới, mười thiện.
Vi phạm, lỗi này rất lớn, rất nguy hiểm, tất cả đều do sự coi thường của một số người. Cho dù những người xuất gia, thường coi những điều này là giới nhỏ, giới nhỏ thì không thành vấn đề, không coi trọng. Có phải nói dối là giới nhỏ chăng? Hai lưỡi là giới nhỏ chăng? Tôi lừa người này, người cũng không phải người tốt, lừa họ có sao chăng? Liên quan rất lớn!
Người bình thường không hiểu, thật ra năm giới, thập thiện, trong Phật pháp gọi là giới căn bản. Giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Bồ tát, Tịnh giới tam tụ, đều được xây dựng trên nền tảng này. Gốc đã mục, giới có còn chăng? Tôi nghĩ mỗi người đều sẽ nghĩ được, có thể hiểu được, giới kia là giả, không phải thật.
Học Phật, trước khi chưa học Phật, có những khẩu nghiệp này chăng? Ác khẩu, nổi giận, chửi người, phê bình người, tất cả đều thuộc khẩu nghiệp. Nếu ta nói thêu dệt, gồm cả biểu diễn, ca hát trên sân khấu, nội dung là gì? Ăn khớp với giết, dâm, dối, những thứ này đều thuộc lời thêu dệt, lôi kéo quý vị xung động tình cảm.
Vì sao nói ngày nay vô tuyến định hướng, làm chủ cả xã hội? Những người phụ trách định hướng này, họ có thể cứu cả thế giới, có thể huỷ diệt cả thế giới. Những gì họ bày ra là mặt trái, nghĩa là huỷ diệt thế giới này, nếu những gì bày ra là nhân nghĩa đạo đức, ngũ giới, thập thiện, là họ đã cứu thế giới, họ đã cứu cả thế giới này, tất cả quyền lực đều nằm trong tay họ. Tương lai lên thiên đường hay xuống địa ngục tất cả đều gói gọn trong một niệm của họ. Đệ tử của Phật không kể tại gia hay xuất gia, xin đừng bao giờ coi những thứ này là giới nhỏ, không có quan hệ gì, như thế là đã sai. Nếu không giữ giới nhỏ, giới lớn sẽ trôi qua, giới nhỏ là cội gốc của giới lớn.
Thọ giới khi xuất gia, lão hoà thượng đã nói giới luật cho chúng ta, cũng là khuyên răn chúng ta phải giữ bốn giới nặng. Kì thực bốn giới nặng đó là giết, trộm, dâm, dối, đấy là bốn giới nặng, giới nhỏ có thể qua loa. Thuận theo chúng sinh, tuỳ hỉ công đức, nghe rất bùi tai. Trong cuộc sống thường ngày, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, thêu dệt, đây rõ ràng là một trong bốn giới trọng, sao lại coi nó là giới nhỏ?
Một người đừng nói cả đời, mà chỉ nói một ngày thôi, trong một ngày đó đã phạm lỗi miệng chưa, rất khó! Suốt từ sáng đến tối, có nói dối chăng? Cứ nghĩ xem, có nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt chăng? Nếu có nên biết hôm nay đang tạo ác, kì thực, nói thật, mỗi niệm đang phạm cả giết, cướp, dâm, dối, đấy là nói thật.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân trong kinh nói, trong Phật pháp đã thanh tịnh ngũ giới, thập thiện, thực sự giữ trọn, làm được, mới được gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Vẫn hay phạm ngũ giới, thập thiện, như thế là không được, cách gọi như thế trong Phật pháp, chúng ta không có phần.
Bởi thế học Phật, ít nhất chúng ta phải giữ gìn được, thân không tạo giết, trộm, dâm, dối, uống rượu. Tâm phải chế ngự được tham, sân, si, mạn, nghi; Phải khống chế được tình cảm như oán hận, phiền não, giận dữ, quý vị phải khống chế không để nó phát tác, đấy gọi thực sự tu tập. Người như vậy mới thích hợp với việc niệm Phật, mới gọi một niệm tương ứng một niệm Phật, mỗi niệm tương ứng niệm niệm Phật.
Không chế ngự được ác nghiệp tập khí phiền não, không thể tương ưng niệm Phật, liệu có mang lại lợi ích chăng? Không thể nói không lợi ích, nhưng lợi ích chỉ ở trong a lại da thức, tập kết chủng tử niệm Phật, lợi ích ở chỗ đó. Quả báo của lợi ích này không phải trong đời này, nói cách khác, đời này vẫn trôi lăn theo nghiệp.
Ngày trước thầy Lý thường nói với chúng tôi, không chế ngự được tập khí phiền não, giỏi niệm Phật cỡ nào, một ngày mười vạn danh hiệu Phật, vẫn là đáng sinh tử như thế nào vẫn phải sinh tử như thế đó, không cách nào khác, niệm Phật không tương ứng.
Trong kinh Phật nói không sai, hạng người nào có thể vãng sinh thế giới Cực lạc? Kinh Di Đà mô tả rất đơn giản, đó là tiêu chuẩn: “Không thể ít thiện căn, phước đức, nhân duyên có thể sinh sang nước đó được”, không phải nói rất cụ thể đó ư? Thiện căn là gì? Không tham, không sân, không si. Người thực sự cắt đứt tham, sân, si, mạn, nghi, tự nhiên không còn giết, cướp, dâm, dối, uống rượu, đây là thiện căn. Phước đức là gì? Phước đức là thực sự tin tưởng, thực rõ ràng, thực giác ngộ, y giáo phụng hành.
Trong kinh Phật đã nói, chúng ta có thể thực hiện được, y giáo phụng hành, diễn thuyết cho mọi người, làm tấm gương tốt cho mọi người noi theo. Với bản thân, chúng phải thực hiện cho Phật, Bồ tát xem, học sinh tốt. Với tất cả mọi người, tấm gương tốt cho những người học Phật trong xã hội, họ sinh tâm hoan hỉ, họ muốn học Phật, đây là tiếp dẫn chúng sinh. Bởi thế, đây là nhất cử lưỡng tiện, tự làm và giáo hoá mọi người.
Trong xã hội ngày nay, người khác lừa ta, họ lừa ta là việc của họ, ta không nên lừa họ, tại sao vậy? Họ vẫn muốn vào luân hồi lục đạo, ta không muốn vào đó nữa, ta muốn trong đời này đến thế giới Cực Lạc. Đến thế giới Cực Lạc thì không thể nói dối, người nói dối thì không thể đến thế giới Cực Lạc.
Chúng ta thử nghĩ, nếu chúng ta tiếp tục vào luân hồi lục đạo hay muốn vãng sanh ngay trong đời này? Muốn vãng sanh, phải gìn giữ giới luật này, người khác lừa ta, ta không lừa họ, người khác huỷ báng ta, ta không huỷ báng họ.
Người huỷ báng ta nhưng ta không huỷ báng lại. Đức Phật không dạy chúng ta, người hủy báng tôi, tôi cũng phải hủy báng lại, không có, không có cách dạy như thế. Tìm hết Đại Tạng Kinh cũng không ra, thậm chín người khác hãm hại ta, ta cũng không oán hận họ, tại sao vậy? Vì chúng ta đã học Phật, người học Phật không báo oán đúng chăng? Đúng, người học Phật là người hiểu biết, biết được quả báo nghiệp nhân. Họ huỷ báng ta, làm nhục ta, hãm hại ta, đây là do nhân trước. Quý vị phải tìm được nguyên nhân, khi đã rõ ràng, quý vị sẽ không trách cứ họ.
Nguyên nhân thông thường là gì? Nói tóm lại, nhất định chướng ngại lợi ích của họ, ngày nay người ta gọi danh lợi, bởi thế họ tạo nghiệp này. Chúng ta muốn họ không tạo nghiệp này, ta tránh đi, tránh thật xa, đừng để họ cảm thấy áp lực, uy hiếp danh lợi của họ, chúng ta tránh xa một chút, như thế mới hay. Nơi Bồ tát có mặt, khiến tất cả chúng sinh sinh tâm hoan hỉ, như thế mới đúng. Họ muốn thân cận chúng ta, có thể thân cận; Họ không muốn thân cận chúng ta, ghét bỏ chúng ta, chúng ta tránh xa, khiến họ sinh tâm hoan hỉ, đấy là Phật pháp, đấy là đạo Bồ tát.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 527)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *