Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nhược nhân kiến bát nhã, thị tắc vi giải thoát. Nhược bất kiến bát nhã, thị diệc vi giải thoát

A Mi Đà Phật sắc vàng
“Nhược nhân kiến bát nhã, thị tắc vi giải thoát. Nhược bất kiến bát nhã, thị diệc vi giải thoát”, giải thoát là được đại tự tại, giải – động từ đọc là 解, danh từ đọc là 姐, tháo nó ra. Mở điều gì? Mở phiền não. Thoát là gì? Thoát ly luân hồi, thoát ly mười pháp giới, thoát ly sanh tử, kiến bát nhã tức thoát ly.
Quý vị xem, một cái kiến bát nhã, không kiến bát nhã đều bị phiền não câu thúc. Một cái kiến bát nhã và bất kiến bát nhã, tất cả đều được giải thoát, nguyên nhân gì? Không chấp trước. Chỉ cần lục căn của chúng ta trong cảnh giới lục trần không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Chúc mừng quý vị, quý vị cùng cảnh giới với Đức Thế Tôn, khi sao mai vừa mọc, liền đại triệt đại ngộ. Quý vị và Lục tổ Huệ Năng đại triệt đại ngộ, cùng một cảnh giới, quý vị đã thành Phật.
Quý vị xem, phàm phu thành Phật đơn giản như vậy. Buông bỏ tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước, liền được thành Phật. Buông bỏ một thứ, buông bỏ chấp trước liền thành A la hán, buông bỏ phân biệt liền thành Bồ Tát, buông bỏ khởi tâm động niệm liền thành Phật. Quý vị kiến bát nhã hay bất kiến bát nhã, đều không khởi tâm động niệm, thật sự bát nhã của quý vị đã hiện tiền. Có bát nhã chăng? Bát nhã là giả danh. Trong tự tánh thanh tịnh tâm không lập pháp nào, sao lại có bát nhã?
Bát nhã là Phật giảng kinh dạy học, bất đắc dĩ dùng cái giả danh, không được chấp trước danh tự. Quý vị phải hiểu ý nghĩa trong giả danh này là gì, nếu hiểu được điều này quý vị thật sự thấy bát nhã. Thật sự thấy bát nhã, danh này cần hay không cũng không sao. Không thể chấp trước tướng danh tự, người ở trước kiến bát nhã hay không kiến bát nhã đều chấp trước tướng danh tự. Chấp trước kiến bát nhã, chấp trước không kiến bát nhã, quý vị xem chưa phá được chấp trước, chưa phá chấp trước là lục đạo phàm phu. Người ở sau kiến bát nhã hay không kiến bát nhã, họ đều không chấp tướng, không chấp tướng danh tự. Họ thật sự kiến bát nhã, họ thật sự được đại tự tại. Không có phiền não, không có sanh tử, không có nhiễm tịnh, không có tà chánh, không có khổ lạc, thật sự đã giải thoát. Tất cả pháp tương đối này trong thế xuất thế gian, tất cả đều không thấy, hoàn toàn sạch sẽ, như ngài Huệ Năng nói: “Bổn lai vô nhất vật, hà xứ rở trần ai”, cảnh giới này là tự tánh thanh tịnh tâm.
“Long Thọ Bồ Tát thích viết”, mấy câu ở trước_Mấy câu trong Đại Trí Độ Luận, Bồ Tát Long Thọ giải thích: “Thị trung bất ly tứ cú giả vi phược, ly tứ cú giả vi giải”, đây chính là trong đại thừa giáo thường nói,“Tứ cú bách phi”, ly tứ cú tuyệt bách phi. Tứ cú là gì? Tứ cú đều là chấp trước, thứ nhất là “có”, chấp có, thứ hai là chấp “vô”, thứ ba là chấp cũng có cũng không, thứ tư là chấp phi hữu phi vô, chính là tứ cú. Trong tứ cú này, có “hữu” trong hữu tứ cú_Hữu trong hữu, hữu trong vô. Hữu trong cũng có cũng không, hữu trong phi hữu phi vô, như vậy là biến thành 16 câu. Hữu, vô, diệc hữu diệc vô, phi hữu phi vô. Trong một cái có bốn câu, bốn bốn 16. Quá khứ 16, hiện tại 16, vị lai 16, 48 câu. Đã khởi_đã khởi 48 câu, chưa khởi cũng có 48 câu là biến thành 96 câu. Trong 96 câu, thêm vào bốn câu căn bản, biến thành 100 câu. 100 câu này đều là danh tướng, đều là giả danh, không có thứ gì là thực chất.
Trong kinh điển có một vấn đáp, giả thiết, hỏi: Trong kinh nói ly tứ cú, tuyệt bách phi, ý của nó là gì? Đây là ý gì? “Đáp, đản cử nhất đối, tiện thành tứ cú”, như hữu vô là một đôi, nhất dị là một đôi, đoạn thường là một đôi, cũng chính là tương đối. Chân vọng là một đôi, lớn nhỏ là một đôi, tà chánh là một đôi. Chỉ cần đưa ra một đôi, liền có thể biến thành 100 câu.
“Thả hữu vô tứ cú”, đưa ra một ví dụ, tứ cú hữu vô này, như ở trước nói: Nếu nói có là tăng ích báng, nó vốn chính là như vậy. Có trên lại thêm vào chữ hữu, như vậy là sai, đây là hủy báng. Thuộc về loại hủy báng nào? Tăng ích báng, quý vị lại cho nó thêm một điểm. Thêm không được, chỉ vừa đủ thôi, quý vị thêm một chút là sai. Nếu nói vô, là tổn giảm báng, vì sao? Quý vị không thể thêm một điểm cho nó, cũng không thể giảm nó một điểm, mọi người đều vừa đủ là dừng. Thêm một điểm là sai, giảm bớt nó một điểm cũng sai, người ta đã đạt được viên mãn, viên mãn là không tăng không giảm.
“Nhược vân diệc hữu diệc vô, thị tương vi báng”, hữu không phải vô, vô không phải hữu, diệc hữu diệc vô là hủy báng, đều là nói báng Phật. “Nhược vân phi hữu phi vô, thị hý luận báng, tức câu hữu quá, cố tu ly chi. Căn bản tứ cú ký nhĩ, chi mạt tứ cú nãi chí bách cú giai phi, cố tu tuyệt chi”. Chúng ta thấu hiểu đạo lý này, mới có thể thật sự buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước, khôi phục thanh tịnh bình đẳng giác của chính mình. Thanh tịnh bình đẳng giác là chân tâm của mình, điều này nhất định phải biết. Tu học đại thừa Phật pháp không có gì khác ngoài tu tâm, trong tâm thanh tịnh vốn đầy đủ, đầy đủ điều gì? Đầy đủ vô lượng trí tuệ đức năng tướng hảo, mọi thứ đều đầy đủ, không thiếu điều gì. Biến pháp giới hư không giới đều là tự tánh biến hiện ra, ngài Huệ Năng nói: Nào ngờ tự tánh, năng sanh vạn pháp, nó không có khiếm khuyết.
Trong tự tánh, quý vị thêm một chút cho nó là sai, giảm một chút cũng sai. Quý vị thêm không được, giảm cũng không được. Trong tự tánh thanh tịnh tâm, sanh ra những vạn vật này, biến hóa vô cùng. Ba loại chu biến trong Hoàn Nguyên Quán, loại thứ hai nói: xuất sanh vô tận, vì sao có biến hóa? Trong kinh Phật thường nói: y báo tùy theo chánh báo mà chuyển, chính là biến hóa tùy theo ý niệm của quý vị, khởi tâm động niệm nó liền biến hóa, xưa nay chưa từng dừng biến hóa. Biến hóa vi tế chúng ta không nhìn thấy, biến hóa lớn chúng ta cũng không nhìn thấy. Biến hóa lớn là vũ trụ, chúng ta không cảm nhận được. Biến hóa nhỏ là thân tâm chúng ta, trong tế bào chúng ta biến hóa, chúng ta cũng không sao phát giác được, đây là gì? Tâm chúng ta quá lơ là, tâm chúng ta mê. Nếu tâm định, có định công rất thâm sâu, những biến hóa trong vũ trụ chúng ta đều có thể biết. Biến hóa lớn, biến hóa nhỏ, Đức Phật đều biết.
Phật biết biến hóa, biến hóa là quả, nhân là gì? Nhân là ý niệm chúng sanh, ý niệm chúng sanh ngài biết chăng? Biết. Nên chúng ta thường nói giữa vũ trụ: tánh tướng, lý sự, nhân quả, trên pháp thân Bồ Tát, không ai không thông đạt, không ai không thấu triệt_thông đạt thấu triệt.
Căn bản tứ cú đã như vậy, ngọn ngành tứ cú, cho đến bách cú đều không, nên cần phải đoạn tuyệt. Chúng ta nhất định phải buông bỏ, tuyệt chính là buông bỏ, đừng để ở trong lòng. “Hữu vô lý nhĩ”, minh bạch ví dụ này, tôi nói với quý vị “đoạn thường, nhất dị đẳng tứ cú lệ tri”, lúc nãy chúng ta bổ sung mấy cái: Chân vọng, tà chánh, khổ lạc, tất cả đều như vậy, chúng ta sẽ hoàn toàn minh bạch. “Nhiên thử trung căn bản tứ cú thị ngoại đạo kiến”, ngoài Phật môn ra người tu đạo đều có kiến giải này, hữu thuyết hữu vô, diệc hữu diệc vô, phi hữu phi vô. “Chi mạt tứ cú đẳng, tam thừa diệc vị toàn ly”, tam thừa là gì? A la hán, Bích Chi Phật, quyền giáo Bồ Tát, chưa đoạn sạch.
“Duy Phật cứu tận, cố vân ly vân tuyệt dã”, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ai làm được? Phật làm một cách viên mãn. Tam thừa đối với điều này, vẫn chưa đoạn sạch, vẫn chưa rõ ràng, đây là vấn đề trên mặt tri kiến của người học Phật. Không thể không buông bỏ tri kiến, chân tánh mới có thể hiện tiền. Tri kiến chướng ngại chúng ta minh tâm kiến tánh, đạo lý này không thể không biết. Có tri kiến, không thể ở nơi tri kiến thêm vào tri kiến, hoặc trên tri kiến làm tổn giảm tri kiến, như vậy là sai lầm, gọi là vẽ rắn thêm chân. Tri kiến là khởi dụng của tự tánh bát nhã là, tự nhiên, không thông qua tư duy, thông qua tu duy sẽ biến chất. Không thông qua tư duy, chính là khởi dụng trí tuệ bát nhã của tự tánh, như vậy là hoàn toàn chính xác. Chỉ cần có một chút ý nghĩ trong đó là sai, trở thành tứ cú bách phi.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 398 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *