Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nếu nhất niệm hồi tâm, sẽ quyết định vãng sanh

Nếu nhất niệm hồi tâm, sẽ quyết định vãng sanh
Tây Phương thế giới và A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí đều do tự tánh biến hiện. Rời khỏi tự tánh sẽ không có một pháp nào để được. Duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà. Ta muốn vãng sanh cõi Tịnh Độ do chính mình biến hiện thì còn có chướng ngại nào nữa hay chăng? Lý luận như thế, nhưng sự thật thì tâm chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ lung tung, chẳng thể đạt đến nhất niệm. Nếu nhất niệm hồi tâm, sẽ quyết định vãng sanh! Chúng ta biết A Di Đà Phật ở Tây Phương thế giới là do tự tánh của chúng ta biến hiện, tự tâm sẵn có Cực Lạc. Vì thế, niệm A Di Đà Phật, nghĩ đến y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới chính là trở về với tự tánh, từ trong hết thảy vọng tưởng, tạp niệm trở về nhất niệm. Trong sáu chữ Phật hiệu “Nam-mô A Di Đà Phật”, thì hai chữ Nam-mô chính là “quy y”, cũng có nghĩa là “nhất niệm hồi tâm”, phải trở về tự tánh! Trong các tông phái khác, điều này hết sức khó [thực hiện]. Thiền Tông gọi [sự trở về tự tánh] là “minh tâm kiến tánh”, phải đoạn sạch Kiến Tư phiền não, lại còn phải phá được mấy phẩm vô minh thì mới có thể trở về tự tánh. Tịnh Tông thuận tiện hơn, chỉ niệm một câu Phật hiệu, ai cũng có thể tu, có thể chứng.
Điều thứ hai là Tín Tha. “Tha” là Phật Thích Ca và Phật A Di Đà, mong các Ngài giúp đỡ, hướng dẫn chúng ta. Chính mình không đủ năng lực, cần phải được Phật, Bồ Tát gia bị. Tịnh Độ Tam Kinh câu nào cũng chân thật, nương theo kinh để tu học, chắc chắn sẽ thành tựu. Bốn mươi tám nguyện của Phật Di Đà, nguyện nào cũng đều nhằm thành tựu chúng sanh. Kinh A Di Đà nguyên bản (bản gốc bằng tiếng Phạn) nói tới mười phương Phật, người Hoa thích đơn giản; do vậy, La Thập đại sư rút gọn mười phương thành sáu phương. Sáu phương Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài, tán thán pháp môn này để làm chứng cho Phật Thích Ca, chứng thực sự chân thật, quyết chẳng nói hai lời. “Tùy thuận chư Phật chân thật giáo hối, quyết chí cầu sanh, cánh vô nghi hoặc, thị danh Tín Tha” (tùy thuận giáo huấn chân thật của chư Phật, quyết chí cầu vãng sanh, trọn không còn ngờ vực gì, đấy gọi là Tín Tha). Mấy câu này có phân lượng rất nặng. Tùy thuận Phật Thích Ca, tùy thuận bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, tùy thuận lời khuyên răn của hết thảy chư Phật trong tận hư không trọn pháp giới, chết lòng sát đất niệm một câu A Di Đà Phật, đó chính là tùy thuận giáo huấn của chư Phật. Nếu hỏi: Trong những kinh điển do đức Phật đã giảng trong bốn mươi chín năm, bộ kinh nào chân thật nhất? Câu trả lời sẽ là kinh A Di Đà, kinh dạy thẳng thừng, trọn vẹn, thỏa đáng pháp môn thành Phật ngay trong một đời. Kinh Đại Thừa chân thật hơn kinh Tiểu Thừa, kinh văn Nhất Thừa chân thật hơn kinh Đại Thừa, kinh A Di Đà là chân thật nhất trong những điều chân thật.
( PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI GIẢNG KÝ – PHẦN 2 – Pháp sư Tịnh Không giảng thuật )
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *