Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Mười phương thế giới chư Phật tất cả đều giảng Tịnh Độ

Đường về cực lạc, Tịnh độ nhân gian
Mười phương thế giới chư Phật tất cả đều giảng Tịnh Độ. Nếu một vị Phật nào giảng Tịnh Độ, giảng bộ Kinh này, thì tất cả Bồ Tát ở mười phương thế giới đều sẽ đến tham dự pháp hội, trang nghiêm đạo tràng, làm chúng ủng hộ. Chúng tôi thường khuyên đồng tu:” chúng ta ngày nay phải nương vào ai? phải học với người nào? chúng ta phải học với Phật A Di Đà vì bổn sư thích ca mâu ni Phật khuyên bảo như vậy”.thế tôn tán thán A Di Đà Phật! chúng ta học theo vua trong các Phật, đó là Phật A Di Đà! học vua trong các Kinh, đó là Kinh vô lượng thọ. chỉ cần y theo một bộ Kinh này là đủ. Kinh vô lượng thọ rốt cuộc giảng những nội dung gì? danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát chính là cương lĩnh của toàn Kinh, nếu chúng ta thảy đều tường tận danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát, thì có thể thể hội được đại ý của bộ Kinh. việc giới thiệu từng vị mục đích là làm thế nào để học tập với các ngài.
Bổn Kinh này (Vô Lượng Thọ) chúng Tỳ kheo xuất gia chỉ nêu năm vị, Bồ Tát xuất gia nêu ba vị, còn Bồ Tát tại gia nêu ra đến mười sáu vị, ý nghĩa đã quá rõ ràng. Pháp môn, bộ Kinh này chính là độ hành giả tại gia, Pháp Bảo vô thượng một đời viên mãn thành Phật. Chúng tôi thường khuyên đồng tu: “Chúng ta ngày nay phải nương vào ai ? phải học với người nào ? Chúng ta phải học với Phật A Di Đà vì Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta đã khuyên bảo như vậy”. Thế Tôn tán thán A Di Đà Phật! “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, chúng ta học theo vua trong các Phật, đó là Phật A Di Đà! Học vua trong các Kinh, đó là Kinh Vô Lượng Thọ. Chỉ cần y theo một bộ Kinh này là đủ. Nói như vậy sẽ có nhiều người cho rằng bộ Kinh này quá ít, e không đủ. Thực tế trong bộ Kinh này, mỗi câu mỗi chữ đều là pháp luân viên mãn, không những là tất cả Pháp Thế Tôn đã nói suốt bốn mươi chín năm mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai nói Pháp tạng vô tận cũng không vượt ra khỏi Kinh Vô Lượng Thọ này.
Chúng ta phải tường tận, phải thông đạt, sau đó mới có thể hết lòng hết dạ một môn thâm nhập, và thành tựu, gọi là: “Một Kinh thông, tất cả Kinh thông”, cũng giống như việc đào giếng lấy nước, căn cứ một điểm rồi cứ đào thẳng xuống, càng sâu thì nguồn nước càng phong phú, nước trong bốn biển lớn, chúng ta đều có được, tùy thuộc độ sâu chúng ta đào. Viên dung tất cả Pháp, đào cạn thì mùi vị của giếng cạn sẽ không giống mùi vị của giếng sâu. Mỗi miệng giếng đều có thể đào sâu, mùi vị hoàn toàn khác. Phật là đạo đồng, chỉ sợ chúng ta không đủ sâu. Nhất định phải một môn thâm nhập, huân tu lâu dài mới thành tựu chân thật.
Rõ ràng bộ Kinh này độ hành giả tại gia, dù trong hoàn cảnh phức tạp đều có thể một đời viên mãn thành Phật, huống hồ xuất gia lại càng dễ dàng hơn. Đây gọi là phổ độ, không chúng sanh nào không được độ. Điển tích này thực tế vi diệu, thù thắng, cứu cánh viên mãn đến tột cùng. Mười sáu vị Bồ Tát tại gia chỉ có Ngài Hiền Hộ là bản địa, ngoài ra đều là Bồ Tát phương khác đến, mười phương thế giới chư Phật, tất cả đều giảng Tịnh Độ.Nếu một vị Phật nào giảng Tịnh Độ, giảng bộ Kinh này thì tất cả Bồ Tát ở mười phương thế giới đều sẽ đến tham dự pháp hội, trang nghiêm đạo tràng, làm chúng ủng hộ.
Kinh Vô Lượng Thọ rốt cuộc giảng những nội dung gì ?
Danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát chính là cương lĩnh của toàn Kinh. Nếu chúng ta thảy đều tường tận danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát thì có thể thể hội được đại ý của bộ Kinh. Việc giới thiệu từng vị mục đích là làm thế nào để học tập với các Ngài.
TRÍCH : Kinh ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ – PHẦN 33
CHỦ GIẢNG : HT.THƯỢNG TỊNH HẠ KHÔNG
Được gắn thẻ , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *