Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Lộc hết người chết

Cúng tế nhiều chưa hẳn phước đã nhiều
“Tham thiết”, thiết là cái gì? Là tham ăn. Điều này cũng nghiêm trọng, xã hội bây giờ chúng ta có thể thấy được, một buổi dạ tiệc, nghe nói một bàn ăn giá trị mấy mươi vạn. Tôi nghe nói như vậy cảm thấy giật mình. Quý vị nghĩ mà xem trên thế giới ngày nay, có bao nhiêu người cùng khổ, ba bữa không đủ ăn, tại sao có thể nhẫn tâm lãng phí như vậy! Một bàn ăn giá trị mấy mươi vạn, bằng sinh hoạt phí một năm của một gia đình bốn người, một bữa ăn quý vị thì đã ăn hết. Quý vị biết tội này nặng lắm không!
Chúng ta thấy Phật Thích Ca Mây Ni, cuộc sống một đời của ngài, ba y một bình bát, ngày ăn một bữa, nghĩ dưới gốc cây. Phật, không phải người khác, Phật là trí tuệ viên mãn, phước báu viên mãn, vì sao làm ngài như vậy, cách làm này của ngài gọi là “thay chúng sanh khổ”. Làm tấm gương để mọi người thấy, một chút đức Phật cũng không lãng phí, ngài biết tích phước.
Thế giới ngày nay người có phước báu lớn rất nhiều, nếu như lãng phí như vậy, phước báu của họ có thể hưởng được mấy năm? Họ có phước báu 100 năm, đại khái không đến 10 năm thì đã hưởng hết rồi, sau khi hưởng hết người xưa có câu: “lộc hết người chết”, tuy quý vị vẫn còn thọ mạng, nhưng phước báu của quý vị không còn, quý vị cũng sống không được. Sau khi chết rồi đi đến nơi nào? Tam đồ, địa ngục, sẽ đi đến nơi đó. Con người bây giờ không tin có tam đồ, địa ngục, không tin có lục đạo luân hồi, họ nói đây là mê tín. Đợi đến khi họ thấy được rồi, hối hận đâu kịp nữa. Làm sao có thể làm việc này chứ! Cho nên điều này nhất định phải bỏ hẳn. Các bạn đồng học Phật có thể dứt bỏ ăn thịt, bỏ ăn mặn, đây là việc tốt. Nhưng trong thức ăn chay nếu cũng thèm muốn, cũng phải nghiên cứu món này món nọ, thì cũng sai vậy, vẫn là hưởng phước. Cho nên thời xưa chùa chiền miều đường, bây giờ thay đổi rồi. Thời xưa chùa chiền miếu đường chỉ một món ăn, nồi thức ăn lớn, đỡ tốn thì giờ! Chùa chiền miếu đường ăn cơm nó có quy củ, một món mặn, một món canh. Người xưa tu phước không hưởng phước, đem sự hưởng phú hồi hướng về thế giới Cực Lạc, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc hưởng phước. Trước lúc chưa đến thế giới Cực Lạc nhất định không hưởng phước. Người bây giờ coi trọng việc hưởng phước trước mắt, có thể đến thế giới Cực Lạc hay không, đó là vấn đề lớn rồi. Cho nên nhất định phải biết, phải buông xả niệm tham, tham ăn cũng buông xả.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 430 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *