Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Không học tiểu thừa trước mà nhảy cóc học luôn đại thừa, thì không phải đệ tử Phật

Dạy con như Đức Phật: 5 quy tắc để nuôi dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời
Do vì Như Lai đại từ, thương xót chúng sanh, căn tánh các loại không đồng, khổ tâm từ bi, khai thị dạy dỗ, năm thời thuyết pháp, để điều ứng các căn cơ. “Giáo phần bán mãn” đây là ví dụ, có nữa chữ cũng dạy, nhiều chữ cũng dạy, mà tùy duyên độ thoát, nên nói khổ tâm khuyến dụ, truyền trao kinh pháp. Trong tất cả những kinh này có sâu cạn khác nhau. Nhưng tu học nhất định từ nơi cạn đến sâu, không thể vượt bậc. Vượt bậc nhất định tu không thành tựu được. Cũng giống như Phật ở trong kinh tạng, không phải đại tạng kinh. Tức là trong Đại tạng kinh có một bộ tiểu kinh, gọi là Phật Tạng kinh. Trong bộ kinh này, phân lượng kinh này không nhiều, trong Đại Tạng Kinh có, Phật dùng cách khuyên dạy như vậy. Phật tử không học Tiểu thừa trước rồi sau đó học Đại Thừa thì không phải là đệ tử Phật. Câu nói này rất quan trọng. Phật không thích dạy người vượt cấp, nhất định theo từng bước mà làm, từng bước vững vàng, quí vị mới thành tựu.
Hiện tại thì sao? Người hiện tại học Phật không có phương pháp, tất cả đều không thực tế, chính là gì? Là vượt cấp. Không nương theo quy củ của Phật. Vừa vào cửa Phật đã là Đại Thừa, là điều không thể được.
Kinh Vô Lượng Thọ giảng vào lúc nào? Giảng vào thời Phương đẳng. Phía trước phương đẳng có 12 năm cơ sở A hàm. 12 năm này chúng ta lược bớt nó, không học nữa, vậy có được không? Cũng giống như nói đi học, chưa học tiểu học bỗng chốc liền lên trung học, lỗi lầm chúng ta phạm phải là ở điểm này. Cho nên nhất thiết phải học bù, phải bổ túc thêm trước đó, không bổ túc sẽ không thành tựu được, không tin tưởng quí vị có thể thử thử xem, đến tuổi tác quí vị già rồi, một đời chưa được thành tựu, hối hận thì quá muộn rồi. Vốn có thể thành tựu, bản thân không nghe lời, chúng ta bỏ qua Tiểu thừa, sơ suất mất.
Vào giữa triều đại nhà Đường, chư vị Tổ sư đề xướng kinh điển Tiểu thừa phiên dịch vô cùng đầy đủ, điều này đại sư Chương Gia nói với tôi, kinh Tiểu thừa của chúng ta đối chiếu với kinh điển tạng Pali hệ Nam truyền, đại sư nói với tôi, kinh điển hệ Pali nhiều hơn chúng ta khoảng hơn 50 bộ, tổng cộng hơn 3000 bộ, chỉ hơn 50 bộ chẳng đáng là gì cả. Từ đó có thể biết, kinh điển Tiểu thừa phiên dich được rất đầy đủ. Vì sao chư vị tổ sư không học nó? Học vào thời kỳ Tùy Đường, Tiểu thừa có hai tông: Thành Thật tông và Câu xá tông. Đến thời nhà Tống hai tông này đều không còn nữa. Trung Quốc chỉ có tám tông Đại Thừa, Tiểu thừa không có. Tổ sư dùng Nho, dùng Đạo để thay thế Tiểu thừa, có được không? Quí vị xem thành tích của nó trong 1700 năm này, quí vị liền biết là được. Hơn 1000 năm lại đây, Đường triều gần 1500 năm, Cao tăng cao sĩ của tám tông lớn Đại Thừa, cao sĩ là người tại gia, cư sĩ, người khai ngộ chứng quả đều có, cho nên dùng Nho và Đạo để thay thế không sai. Nhưng ngày nay Nho cũng không cần, Đạo cũng không cần, Tiểu thừa cũng không cần nữa, vừa vào đã học Đại Thừa, sau khi học được đều cuồng vọng tự đại, cho nên không thành tựu gì cả. Đây là gì? Không nghe lời giáo huấn của Phật. Người Trung Quốc cho rằng: không nghe lời người lớn, chịu thiệt ngay trước mắt. Phật là người lớn, quí vị không vâng lời Ngài, quí vị sẽ không có thành tựu, Ngài sẽ không lừa dối quí vị. Ngày nay phải cắm rễ từ đâu? Nhất định phải từ Đệ tử quy, Cảm ứng thiên, Thập thiện nghiệp để cắm rễ. Nếu như không phải từ đây mà cắm rễ, quí vị học thêm 300 năm nữa cũng vô ích. Quí vị có thể khai ngộ không? Chắc chắn không thể. Quí vị có thể đắc định không? Không thể được. Đạo lý này nhất định phải hiểu được, phải vô cùng chăm chỉ nổ lực, dùng công phu hai ba năm để cắm rễ cho chắc. Nhất định phải hiểu được đức Thế Tôn năm xưa tại thế, dùng thời gian 12 năm để cắm rễ, gốc rễ đó sâu biết bao. Vì vậy đương thời người chứng A la hán rất nhiều.
Hiện tại thời đại này, học cả đời tu cả đời, sơ quả đều không đạt được. Nếu như không phải là pháp môn niệm Phật đới nghiệp vãng sanh, có thể nói một người thành tựu cũng không có. Ngày nay thành tựu toàn nhờ vào A Di Đà Phật, nhưng A Di Đà Phật cũng không thể thiếu ba gốc này, quí vị có ba cái gốc này rồi, quí vị thực sự như trong kinh đã nói là “thiện nam tử thiện nữ nhân”, quí vị chắc chắn được vãng sanh. Quí vị không có ba cái gốc này, vậy thì lúc vãng sanh chỉ nhờ vận may mà thôi. Cuối cùng nhất niệm là không phải A Di Đà Phật, đây là nhờ vận may. Niệm cuối cùng nếu nghĩ đến sự việc khác vậy là xong rồi. Ai có thể bảo chứng bản thân một niệm cuối cùng là A Di Đà Phật? Bản thân cũng không thể bảo đảm cho bản thân, quí vị nếu như muốn nhờ trợ niệm, không chắc chắn.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 540
………………………..
Tịnh Không Ân sư.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *