Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Khi Phật không tại thế thì Pháp là trung tâm

Khi Phật không tại thế thì Pháp là trung tâm
Khi Phật không tại thế thì Pháp là trung tâm. Xa rời Pháp, Phật không còn nữa, đi tìm Phật ở đâu? Phật ở trong kinh điển, từ xưa đến nay các tổ sư đại đức đã dạy chúng ta: Nơi nào có kinh điển, chỗ đó có Như lai, điều này rất đúng.
“Đầy đủ các diệu nguyện, là đại nguyện”, mộng huyễn, bọt nước, vậy cần giữ những giới luật của Phật, những oai nghi này có cần tu không? Cần. Vì sao cần? Để dẫn dắt chúng sinh, dẫn dụ cho chúng sinh khởi lòng tin đối với Phật pháp, khơi gợi nguyện vọng tu học nơi họ, chỉ vì điều này, không vì điều gì khác, cho nên phải làm gương cho chúng sinh, giống như A Di Đà Phật, ngài phát 48 lời nguyện, là Ngài làm gương cho chúng ta thấy. Chúng ta cảm thấy rất hay, việc tốt. Ngài phát nguyện, chúng ta phải phát nguyện theo Ngài. Ngài phát ra sao, chúng ta học theo Ngài. Mỗi vị Bồ tát đều phát nguyện, mỗi đức Phật khi đang tu tập đều phát nguyện, đều là khích lệ chúng ta, gợi mở cho chúng ta, làm cho chúng ta có gương tốt để học tập. Đây chính là đức thứ hai trong bốn đức mà “Hoàn Nguyên Quán” đã nói, “uy nghi có phép tắc”, nhất cử nhất động đều làm theo những qui cũ trong kinh Phật đã dạy. Làm theo tất cả những giới luật, lời dạy trong kinh Phật đã nói, đó là phổ độ chúng sinh. Nếu quí vị không làm được, chúng sanh sẽ không tin theo, chỉ nói không làm cũng vô dụng! Không thể thu phục nhân tâm, không những không thể nhiếp phục mà còn phản tác dụng. Người ta sẽ nói gì? nói quí vị là giả, lừa bịp người khác. Không những không cứu được chúng sinh, trái lại đưa chúng sinh vào địa ngục, vì sao vậy? Họ huỷ báng Tam bảo, họ huỷ báng Tam bảo, quí vị liền có tội, vì vậy tứ đức là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất trong tứ đại hạnh môn.
Thứ nhất, “tuỳ duyên diệu dụng”, quí vị xem, biết tất cả pháp như huyễn như mộng, đó là tuỳ duyên. Diệu dụng là gì? Diệu dụng là không chấp trước, biết nó là giả, không phải thật, giống như biểu diễn trên sân khấu vậy, họ biểu diễn rất giống, biết đó là giả, không phải thật. Nhưng phải diễn cho thật giống, diễn cho khán giả xem, chứ không phải để bản thân họ xem, không liên quan gì đến bản thân họ, diễn cho khán giả xem. Khán giả của chúng ta là ai? Là chúng sanh trong Lục đạo và Thập pháp giới, họ là khán giả. Người học Phật nhất định phải diễn ra Thập thiện nghiệp đạo, diễn ra Lục hòa kính. Vào cửa Phật rồi, phải biểu diễn ra Tam qui y, biểu diễn ra được Ngũ giới, đó là điều kiện tối thiểu. Những việc này làm được rồi, phải hướng thượng bước lên Đại Thừa. Đại thừa thì phải diễn ra được Lục ba la mật, tốt nhất là có thể biểu diễn ra mười nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Vậy là quí vị phải cầu vãng sanh thì phẩm vị của quí vị liền cao lên. Trong Kinh này nói quí vị sẽ được thượng bối vãng sanh. Nếu thực hiện được Phổ Hiền thập nguyện thì sẽ được thượng bối vãng sanh, có thể thực hiện được Lục độ, Lục hòa thì sẽ được trung bối vãng sanh; Thập thiện nghiệp đạo, Tam qui Ngũ giới, làm được sẽ được hạ bối vãng sanh, sinh vào cõi Phàm thánh đồng cư; trung bối sinh vào cõi Phương tiện hữu dư; thượng bối sinh vào cõi Thật báo trang nghiêm, việc là do người làm. Có thể làm được không? Người thực sự chịu buông bỏ thì làm được. Tại sao không làm được? không buông bỏ được, nguyên nhân là ở đây. Quả nhiên buông bỏ được, làm gì có chuyện không làm được? Điểm này quí vị đồng học phải nhớ kĩ, thực sự có thể làm được, hơn nữa không khó. Khó là do bản thân mê lầm điên đảo, cho rằng thân này là thật, cho rằng bản thân hưởng thụ đó là thật, không ngờ tất cả đều là giả.
Hưởng thụ là gì? Tạo nghiệp, gọi một cách mĩ miều là hưởng thụ, trên thực tế là tạo nghiệp. Khoái ăn, khẩu nghiệp, không một thứ gì là không phải nghiệp, quí vị thử nghĩ xem, vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm gương cho chúng ta về sự xả bỏ sạch sẽ, vì sao Ngài chọn cách làm đó? Ngài làm cho ai? Làm cho chúng ta.
Năm xưa những học trò theo học với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bất luận là tại gia hay xuất gia, những đệ tử xuất gia giống như Phật, đều ba y một bát, ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây một đêm, hoàn toàn giống Phật. Người tại gia đồng tu, chỉ cần tu tập trong tăng đoàn của Phật, họ tu tập một thời gian ngắn, không phải trường kỳ xuất gia, họ ở một tháng, cách sinh hoạt của họ trong một tháng đó hoàn toàn giống với Phật Thích Ca Mâu Ni, ở hai tháng thì hai tháng giống. Không xả bỏ thì không biết được. Sau khi xả bỏ rồi mới hiểu sự thoải mái của xả bỏ, sự tự tại sau khi xả bỏ, quí vị mới thực sự hiểu thể hội được niềm vui mĩ mãn trong cuộc sống của Phật, Bồ tát. Những người này có trí tuệ chứ không phải dại dột, không phải nói là có phước mà không biết hưởng, thứ thanh phước đó không phải người bình thường có thể hiểu được, người bình thường không thể hội được thứ thanh phước đó, nó thanh lương tự tại, trí tuệ sung mãn. Sự phát tâm của những đồng học đáng được khen ngợi, giống như Bồ tát đến thế giới Cực lạc để thăm Phật A Di Đà, Phật A Di Đà khích lệ họ, khen ngợi họ, giúp họ vươn cao hơn nữa, nhưng nhất định phải thật sự phát tâm.
Tôi nghe nói những người đồng học ở đây muốn được truyền giới Qui y, là một việc tốt. Truyền giới Qui y trên hình thức không quan trọng, có nghi thức rất đơn giản. Đây là năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế cũng dùng nghi thức đơn giản này. Một người cũng được, nhiều người cũng được, quan trọng nhất là nói thật rõ ràng, thấu đáo về phép Tam qui. Thế nào là Qui, thế nào là Y, ý nghĩa của Qui y là gì? Qui là quay đầu, Y là nương tựa, quí vị đã thực sự quay đầu chưa? Từ mê lầm điên đảo quay đầu, nương vào tự tánh giác ngộ, đây chính là Qui y Phật; nương vào tự tánh đúng đắn, đây chính là Qui y pháp; khi Phật không tại thế thì Pháp là trung tâm. Xa rời Pháp, Phật không còn nữa, đi tìm Phật ở đâu? Phật ở trong kinh điển, từ xưa đến nay các tổ sư đại đức đã dạy chúng ta: Nơi nào có kinh điển, chỗ đó có Như lai, điều này rất đúng, các ngài không nói nơi nào tượng Phật, hình tượng Phật, Bồ tát xuất hiện, nơi đó có Phật Bồ Tát, không nói như vậy. Chỉ nói nơi có kinh điển chính là nơi có Phật, Bồ tát. Đó là lời dạy của Phật, Bồ tát. Cần phải lấy nó làm chính, làm trung tâm.
Người xuất gia là thầy của chúng ta, họ đã buông bỏ tất cả rồi, chuyên tâm học tập kinh điển, có vấn đề gì trong kinh điển chúng ta có thể thỉnh giáo nơi họ, Phật pháp được thừa truyền nhờ người xuất gia. Không có người truyền thừa, thì Phật pháp sẽ bị tiêu diệt. Cư sĩ tại gia có nhân duyên này thì cũng nên phát tâm truyền bá. Thừa truyền Tịnh Tông trong thời cận đại cống hiến của người tại gia vượt qua cả người xuất gia.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 442 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *