Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Hóa ra Thế Tôn gọi hết thảy chúng sanh ai cũng là “người đội trời đạp đất” (hoàn toàn tự lập tự quyết)

Chánh Pháp Minh Như Lai
Chúng ta phải hiểu được ý nghĩa chân thật của lời Phật dạy, trong phần khai kinh kệ mỗi ngày đều đọc “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, hiểu được ý nghĩa chân thật thì chúng ta mới là học trò tốt của Phật, mới có thể chân chánh y giáo phụng hành.
Các vị đồng học nhất định phải ghi nhớ, lời Phật dạy không phải là từ ý của Phật mà ra. Nếu như từ ý của Ngài, chúng ta đi theo Ngài thì bị Ngài xỏ mũi rồi, đây không được xem là hảo hán, vậy Phật cũng ức hiếp người. Tất cả những gì Phật dạy là từ trong chân tâm bổn tánh hiển lộ ra bên ngoài, không có ý của Ngài ở trong đó. Chân tâm là đồng tâm với hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới, các vị phải biết chân tâm đều là tương đồng, vọng tâm thì không tương đồng. Bổn tánh là giống nhau, tập tánh thì không giống nhau. Cho nên lời Phật dạy từ trong chân tâm bổn tánh hiển lộ ra, chúng ta thuận theo lời Phật dạy, chính là thuận theo chân tâm bổn tánh của chính mình. Do đó chúng ta đối với Phật pháp tâm phục khẩu phục, hóa ra Thế Tôn gọi hết thảy chúng sanh ai ai cũng là người đội trời đạp đất (hoàn toàn tự lập tự quyết).
Thế nên trong kinh luận cũng thường tán thán Phật Bồ-tát là “Vô y đạo nhân” (bậc đạo nhân không dựa theo ai), “y” tức là chỗ dựa.
CHÂN TÁNH không hề có chỗ dựa,
VỌNG TÂM, VỌNG THỨC đều cần chỗ dựa, nó phải dựa vào chân tâm, dựa vào chân tánh, rời khỏi chân tâm chân tánh thì nhất định không thể nào có vọng tâm vọng thức.
Cho nên một cái có chỗ dựa, một cái không có chỗ dựa, không có chỗ dựa mới là mình chân thật, có chỗ dựa thì liền sai rồi. Chúng ta trong pháp đại thừa nhìn thấy Nhất chân pháp giới không có chỗ dựa, thập pháp giới thì có chỗ dựa, lục đạo thì có chỗ dựa. Những điểm này chúng ta suy ngẫm nhiều một chút mà xem, sau đó thực hành trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, làm thế nào để đoạn ác tu thiện, làm thế nào để phá mê khai ngộ thì ít nhiều chính mình cũng có khái niệm.
Thường xuyên phải đọc kinh, thường xuyên phải xem chú giải, chú thích của các vị đại đức xưa, biết được chính mình phải làm thế nào trong cuộc sống hằng ngày. Trong đối nhấn xử thế tiếp vật đều có thể tương ứng với lời dạy bảo trong kinh luận thì liền tương ưng với chân tâm tự tánh, đây mới thực sự là công đức, sẽ không còn rơi vào hiểu lầm, không còn làm sai nữa.
A Di Đà Phật 🙏
Trích THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 66
Hoan nghênh chia sẻ rộng rãi công đức VÔ LƯỢNG
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *