Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Hiếu thân tôn sư là gốc rễ của người tu học Phật

Pháp Sư Tịnh Không
Chúng ta muốn học Phật, muốn được một chút thành tựu trong Phật pháp, có thể lơ là chăng? Những đồng tu trẻ tuổi, bất luận là tại gia hay xuất gia, muốn pháp tâm hoằng hộ chánh pháp, hoằng pháp, hộ pháp đều phải nắm vững bốn nền tảng. Nền tảng thứ tư là Sa Di Luật Nghi, là trong Phật pháp nói về tôn sư trọng đạo. Phật pháp là sư đạo, Nho giáo nói về hiếu đạo, sư đạo kiến lập trên nền tảng của hiếu đạo. Không có hiếu tức không có Phật, có Phật nhất định có hiếu, đạo lý này không thể không hiểu. Chúng ta xa lìa hiếu thân tôn sư, nghĩa là gốc rễ bị hư hỏng, dù nỗ lực thế nào cũng không thể thành tựu. Như gốc đại thụ rễ bị hư hoại vậy.
Tịnh Nghiệp Tam Phước, đặt hiếu thân tôn sư lên hàng đầu, câu thứ nhất là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Con người bây giờ không chú trọng những điều này, vì thế không có nền tảng thánh hiền, cũng không có nền tảng của Phật Bồ Tát. Thời đại này không có thánh hiền xuất thế, chúng ta biết vì sao thánh hiền không thể xuất thế? Vì không có nền tảng. Thánh hiền xuất hiện trên thế gian này, cha mẹ không biết vun bồi, không biết đặt nền tảng cho họ. Tuy là thánh hiền tái sanh, cũng sống một đời rất bình thường, như vậy là sai. Khi có trí tuệ, phải phát nguyện làm việc Phật làm, “cho nên nguyện có thể làm việc Phật làm”. Việc Phật làm chính là vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. “Đảm nhiệm cứu tế, đều đăng bỉ ngạn”, đây là việc Phật làm. “Cho nên nguyện có thể làm việc Phật làm. Câu trên là nguyện cầu trí tuệ Phật, câu này là nguyện cầu từ bi của Phật, trí và bi cùng vận hành, viên mãn khế hợp bồ đề. Hai thứ này như đôi cánh của con chim, thiếu một cũng không được”. Có trí tuệ không có từ bi, không thể lợi ích chúng sanh. Có từ bi không có trí tuệ, cũng không làm được. Cho nên nói, học Phật cần phải học hai thứ này, đầy đủ hai thứ này, tức ở đây nói “bi trí cùng vận hành, viên mãn khế hợp bồ đề”. Như vậy phải phát tâm “thường làm thầy của trời người”. Phật Bồ Tát xuất hiện ở thế gian này, thân phận gì? Thân phận là người thầy, cho nên công việc Phật Bồ Tát làm trong suốt cuộc đời là dạy học. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là tấm gương tốt nhất cho chúng ta, ngài không phải Tôn giáo, ngài dạy gì? Trong mỗi bộ kinh, đều có giáo dục luân lý đạo đức nhân quả. Trong kinh điển đại thừa, có giáo dục của khoa học và triết học. Luân lý, đạo đức, nhân quả, đây gọi là giáo dục phổ thế. Đây là phổ biến giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, đây là mục tiêu của giáo dục.
Đối với chính mình thì sao? Nói cho chư vị biết, không có mong cầu gì cả. Không hề dính dáng đến danh văn lợi dưỡng, tâm địa thanh tịnh bình đẳng, làm mà không làm, không làm mà làm. Ứng hóa ở thế gian giáo hóa chúng sanh, có chướng ngại đối với bản thân chăng? Không có chướng ngại, vì sao không có chướng ngại? Vì không có nhiễm ô. Nếu trong này khởi tâm danh lợi, như vậy là bị tổn thương, ta đánh mất tâm thanh tịnh, đánh mất tâm bình đẳng. Đọa lạc làm phàm phu, phải trôi lăn trong luân hồi lục đạo, nghĩa là thoái chuyển. Phật Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, vĩnh viễn là tam bất thoái. Làm sao để duy trì tam bất thoái? Chính là tam luân thể không, làm mà không làm, không làm mà làm, đây là được đại tự tại. Không phải vì danh, không phải vì lợi, người thế gian không thể hiểu được. Ngài thật tuyệt diệu, sự tuyệt diệu này người thế gian không hiểu. Người thế gian suy nghĩ lung tung, nhất định có ý đồ, chắc chắn có mục đích, nếu không vì sao ngài làm như vậy? Càng đoán càng sai, đoán sai hoàn toàn, đó gọi là tạo tội nghiệp. Thực tế mà nói, giống như cha mẹ đối với con cái vậy, họ chăm sóc con cái một cách chu đáo, họ có ý đồ chăng? Họ có mục đích chăng? Có thể có, khi mình già được con cái hiếu thuận, con cái sẽ chăm sóc. Đây là ý đồ của họ, là mục đích của họ. Đức Phật không cần, ngài không cần ta chăm sóc, không cần ta báo đáp. Điều này quả là không thể nghĩ bàn, đây đúng là không hiểu gì cả, nhưng nó thật tuyệt diệu! Đây gọi là pháp xuất thế, thật là siêu việt thế gian.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 268)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *