Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đấy chính là Đại Tam Tai như trong kinh Phật nói

Cười hớn hở là tướng thọ ký - Phật A Mi Đà
Mỗi ngày cũng phát hiện nhiều tinh cầu bùng nổ, cháy rụi, đấy chính là Đại Tam Tai như trong kinh Phật nói. Vào thời Đại Tam Tai, Hỏa Tai cháy đến trời Sơ Thiền. Sơ Thiền Thiên có Hỏa Tai, Sơ Thiền là gì? Trong kinh nói tới “tam thiên đại thiên thế giới”, trong ấy có Tiểu Thiên, Trung Thiên, Đại Thiên, được hợp thành như vậy. Đấy là nói về phạm vi thế giới lớn hay nhỏ. Tầng trời ở trên đỉnh của đại thiên thế giới là Tứ Thiền Thiên, tầng trời cao nhất trong trung thiên thế giới là Tam Thiền Thiên, tầng trời cao nhất trong tiểu thiên thế giới là Nhị Thiền Thiên, tầng trời cao nhất trong một đơn vị thế giới là Sơ Thiền Thiên. Một đơn vị thế giới giống như một Thái Dương Hệ hiện thời, nói tới Sơ Thiền Thiên là nói một Thái Dương Hệ. Một Thái Dương Hệ hủy diệt thì các hành tinh và vệ tinh trong ấy đều bị hủy diệt. Lửa có thể đốt cháy một Thái Dương Hệ. Một hệ thống tinh cầu bị bùng nổ, chúng ta có thể quan sát thấy hiện tượng thiên văn này. Khi nó bùng nổ thì cả một hệ thống tinh cầu không còn nữa! Hiện tượng này rất dễ hiểu, nhưng còn một hiện tượng khác rất khó thể tưởng tượng, chính là Thủy Tai có thể ngập đến Nhị Thiền Thiên. Thủy Tai như thế nào? Nó có thể hủy hoại một tiểu thiên thế giới, điều này chẳng thể nghĩ bàn. Phong Tai có thể thổi tan Tam Thiền Thiên. Nói cách khác, nó có thể thổi nát một trung thiên thế giới. Tứ Thiền Thiên gọi là Phước Thiên, thật sự có phước báo, không có Đại Tam Tai. Câu “Kiếp Hỏa đỗng nhiên” (Kiếp Hỏa đốt sạch) chỉ Hỏa Tai trong Đại Tam Tai, nó có thể thiêu hủy một hệ thống tinh cầu, thiêu hủy một đơn vị thế giới. Do đây có thể biết: Thế gian này không chỉ là “biển xanh, ruộng dâu”24, thế giới này làm sao thường trụ được? Thế giới chẳng thường hằng, sanh mạng càng ngắn ngủi hơn. Lấy địa cầu để nói thì khoa học cận đại biết lịch sử của địa cầu là mấy ức năm, chúng ta chẳng sống trọn một trăm năm; nói đơn giản, thẳng thừng là tỷ lệ chẳng cân xứng! Do đây có thể biết: Trong thế gian không có một pháp nào tồn tại vĩnh viễn, nhưng thế gian thật sự có một thứ tồn tại vĩnh viễn, đó là tự tánh. Nó vĩnh viễn tồn tại, vĩnh viễn chẳng bị biến đổi. Chúng ta nói tới tinh cầu, nói tới địa cầu, nói tới sanh mạng của chúng ta, chúng đều là hữu hình, hữu tướng, những tướng ấy do đâu có? Duy thức sở biến. Những tướng 24 Nguyên văn “thương hải, tang điền” là một thành ngữ chỉ sự biến đổi cực lớn. Điển tích này xuất phát từ truyện Vương Viễn trong bộ Thần Tiên Truyện do Cát Hồng viết vào đời Tấn. Trong truyện ấy, tiên nữ Ma Cô nói tiên nhân Vương Viễn: “Ta đã từng thấy biển Đông ba lượt biến thành ruộng dâu”. hiện thời chúng ta thấy được gọi là “thô tướng”, tâm cũng quá thô. Nếu quý vị quán sát tỉ mỉ, hết thảy các tướng đều biến đổi trong từng sát-na. Một giây trước và một giây sau chắc chắn khác nhau, cách quan sát này vẫn còn rất thô. Trong kinh dạy, trong khoảng khảy ngón tay có sáu mươi sát-na. Thứ gì đang biến đổi? Thức biến đổi, biến đổi trong từng sát-na. Khi Phật pháp chưa truyền đến Trung Quốc, tổ tiên người Trung Quốc cũng hết sức thông minh, họ biết [thế gian vô thường]. Căn bản to lớn của học thuật Trung Quốc là Dịch Kinh. Dịch Kinh nói gì? Dịch Kinh giảng về sự biến hóa của các quẻ. Suốt ngày từ sáng đến tối luôn biến hóa, niệm niệm đều biến hóa, chẳng có gì bất biến. Phật pháp nói “biến”, nền văn hóa cố hữu của Trung Quốc cũng nói tới biến đổi, không có thứ gì chẳng biến đổi, chỉ có Chân Như bổn tánh bất biến. Do vậy, nếu quý vị cầu nơi hiện tượng, mong nó vĩnh hằng, thường trụ, chắc chắn là sẽ chẳng tìm được chuyện ấy; bởi lẽ, nó là tướng hư vọng, chẳng phải chân thật, tuyệt đối chẳng có đạo lý tồn tại vĩnh hằng.
( Lược Trích : A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa – Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không – Quyển 1 – Tập 9 – Trang 177)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *