Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng ta tu hành sám hối phải lấy kinh điển làm tiêu chuẩn

Kinh điển Đại thừa có phải do Phật thuyết hay không?
Trong thời kỳ mạt pháp này, nhắc đến Phật giáo chúng ta đều rơi nước mắt. Phật giáo đã đến cận kề giai đoạn tồn vong, nếu chúng ta không tinh tấn nỗ lực, Phật Pháp có thể bị diệt tận. Tâm hành của chúng ta không phù hợp với yêu cầu của Phật Bồ Tát, các ngài vẫn đến hộ trì, từ bi đến cực điểm. Chúng ta từ chỗ này để lãnh hội, nếu chúng ta thật sự y giáo phụng hành, chư Phật Bồ Tát hộ trì như vậy, chúng ta cảm thấy đó là lẽ đương nhiên. Nhưng chúng ta không y giáo phụng hành. Giới – Định – Huệ tam học đều không đủ, mỗi ngày đều học một chút sơ sài trong Kinh điển, không lợi ích gì, Tâm cũng chưa thay đổi. Chính là phương pháp đơn giản nhất, tôi giảng rất nhiều lần, đem Phật A Di Đà để trong tâm nhưng đều không làm được. Tôi chưa nhìn thấy người nào thật sự để Phật A Di Đà trong lòng. Trong tâm vẫn còn tạp loạn, vọng niệm lung tung. Toàn là vọng tưởng không có chánh niệm.
Đây là gì? Đây là nghe Kinh chưa đủ, chưa khai ngộ. Vì sao không khai ngộ? Không có Tâm cung kính. Tâm chân thành cung kính không đủ. ấn Quang đại sư thường nói, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Chúng ta đến một phần thành kính cũng không có. Một phần thành kính là gì? Là chánh tín. Hai phần thành kính là chánh giải, phải thật sự lý giải. Trên ba phần là thật sự hành trì, quyết định vãng sanh. Chúng tu hành chơn chánh trong đạo tràng, bốn chúng tại gia xuất gia, nam nữ cư sĩ. Tâm địa thanh tịnh, không có vọng niệm. Khởi tâm động niệm tư duy đạo lý, nghĩ đến những gì đã học tập trong Kinh điển, không có vọng tưởng. Khi không suy nghĩ đạo lý thì nghĩ đến Phật. Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền và tương lai nhất định thấy Phật. Không tạp niệm, không hoài nghi. Tinh thần này, Tâm hành này tiếp nhận mười phương cúng dường, thì tiêu hoá được không bị mắc nợ. Họ thật sự cúng dường Tam Bảo thì họ được phước. Nếu Tâm hành chúng ta không tương ưng, thì họ không có tu được Công Đức, mà họ tu là Phước Đức.
Người không học Phật không hiểu được những điều này. Chúng tôi đối với kinh điển đã 60 năm mà vẫn kiên nhẫn siêng năng. Những việc này chúng tôi hoàn toàn rõ ràng minh bạch. Khởi tâm động niệm là suy nghĩ đạo lý, mở miệng ngậm miệng là để niệm Phật. Đây là chúng ta đang hành Bồ Tát đạo, đang hành trong chánh pháp. Đạo tràng này có một hai người y giáo tu hành, thì đây gọi là đạo tràng chánh pháp. Nếu không có, thì cũng may có tứ chúng đồng tu, còn chưa tạo ác nghiệp sâu nặng. Đại khái Chư Phật Như Lai nhìn thấy cũng đã rất vừa lòng. Chúng ta cần phải thể hội được từ bi của chư Phật Bồ Tát, hộ niệm của chư Phật Bồ Tát. Chúng ta nợ Chư Phật Bồ Tát quá nhiều, đối với chư hộ pháp mười phương thì nợ càng nhiều. Hy vọng mọi người nỗ lực, ngay từ hôm nay vẫn còn kịp quay đầu.
Kinh điển nhất định phải rõ ràng thấu triệt, là nơi căn cứ cho chúng ta tu hành sám hối. Thế nào gọi là tà, sao gọi là chánh, cái gì là thiện, cái gì là ác. Đều phải lấy Kinh điển làm tiêu chuẩn.
Trích Lục: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 326
Chủ Giảng: HT. Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *