Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng ta là phàm phu, là sơ học, không phải Bồ Tát ứng thế

Phàm hễ là người tu hành có thành tựu là người ít lo, ít phiền. Chân thật là việc nhiều không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì, tâm của họ mới thanh tịnh. Tâm thanh tịnh chính là niệm Phật Tam muội, cho nên công phu của họ đắc lực. Vọng tưởng rất nhiều, tạp niệm rất nhiều, lời thừa rất nhiều thì bạn ở trong cửa Phật, bất luận tại gia hay xuất gia cũng chỉ là tu phước mà thôi!
Ngày trước, người đi học lấy Khổng Phu Tử, lấy Mạnh Phu Tử làm tấm gương, người học Phật thì lấy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, lấy mười đệ tử lớn của Phật làm tấm gương cho chúng ta tu hành. Chúng ta có một nơi nương tựa, có chỗ quy về, vậy phải thật học mới được. Học Phật mà chỉ ở trên miệng, chỉ học Phật trên hình thức, không phải chân thật, dùng khuôn mẫu của Phật Bồ Tát để đắp nặn chính mình thì ngay trong một đời này thật không dễ gì thành tựu, nhiều nhất là kết cái duyên với Phật mà thôi, giống như chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp kết duyên với Phật mà không thể có thành tựu. Vậy chúng ta nghĩ xem những người thành tựu, người thành tựu có hai loại. Một loại là Bồ Tát thị hiện, vì tất cả chúng sanh giảng Kinh nói pháp, chúng ta cũng rất quy ngưỡng, nhưng rất khó làm được. Ngoài ra còn có một loại đích thực là chúng sanh đương cơ, sự thành tựu của những người đó luôn không ngoài trầm lặng ít nói, thành thật tu hành. Các vị nếu tỉ mỉ quán sát Niệm Phật Đường của chúng ta, bạn xem người niệm Phật vãng sanh, vãng sanh là thành tựu, thoại tướng hi hữu, sau đó xem lại lúc họ còn sống, nhất là biểu hiện của họ một – hai năm trước khi họ vãng sanh thì chúng ta có thể quán sát ra. Phàm hễ là người tu hành có thành tựu là người ít lo, ít phiền. Chân thật là việc nhiều không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì, tâm của họ mới thanh tịnh. Tâm thanh tịnh chính là niệm Phật Tam muội, cho nên công phu của họ đắc lực. Vọng tưởng rất nhiều, tạp niệm rất nhiều, lời thừa rất nhiều thì bạn ở trong cửa Phật, bất luận tại gia hay xuất gia cũng chỉ là tu phước mà thôi. Giảng Kinh nói pháp, nếu như vọng niệm vẫn nhiều, vọng tưởng vẫn nhiều, ngoại duyên vẫn nhiều, cũng là phước báo hữu lậu thế gian, không phải công đức. Các vị nhất định phải làm cho rõ ràng. Công đức là tâm thanh tịnh. Vọng tưởng của bạn năm nay ít hơn năm trước, tháng sau giảm ít hơn tháng trước, ngoại duyên cũng ít, đây là hình dáng của công đức. Chúng ta là phàm phu, là sơ học, không phải Bồ Tát ứng thế. Bồ Tát ứng thế thì không sao, tâm địa các Ngài thanh tịnh bình đẳng, không thiên lệch vào bên nào, vậy thì được. Công phu của chúng ta chưa đạt đến cảnh giới này. Nếu muốn ở ngay đời này thành tựu, nhất định phải dựa vào trí tuệ chọn lựa của chính mình.
Trong Thất Giác Chi, cái thứ nhất là “trạch pháp”. Chọn lựa pháp môn tu học có lợi đối với chính mình, chọn lựa hoàn cảnh đời sống có lợi đối với tu học của chính mình, ngăn ngừa sự dụ hoặc, ngăn ngừa sự nhiễu loạn, hy vọng ngay trong đời này không đến nỗi luống qua vô ích, đó là người có trí huệ chân thật, là người chân thật có thành tựu. Chính mình phải có tâm nguyện này, nhất định phải cầu Phật Bồ Tát gia trì. Không có Phật lực gia trì, phàm phu chúng ta không làm được.

[TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
TRÍCH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN,TẬP 50]

Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *