Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Cần từ bỏ tâm phân biệt đố kỵ sân hận

Pháp Sư Tịnh Không
Ngoài việc này ra, chướng ngại do con người làm ra thì quá nhiều. Chướng ngại của con người phần nhiều đều là xuất phát từ đố kỵ chướng ngại. Tâm đố kỵ không cần phải học, vốn có từ khi sanh ra. Bạn phải tin điều này. Bạn có thể kiểm chứng đối với đứa trẻ con chưa biết nói chuyện, đứa trẻ năm, sáu, bảy, tám tháng tuổi, chúng chưa biết nói chuyện mà chúng đã có tâm đố kỵ. Hai đứa trẻ ngồi lại với nhau, bạn cho đứa kia một viên kẹo, thì đứa trẻ này liền sẽ không vui, biểu lộ bên ngoài của nó bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Đố kỵ chướng ngại có từ lúc mới sinh ra, đến khi chúng lớn và tùy theo độ tuổi mà sự phân biệt đố kỵ sân hận này có thể nói là tăng trưởng theo tuổi tác, đang tăng trưởng, bởi vì chúng không có tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền.
Đặc biệt là trong xã hội hiện nay, trường học hiện nay dạy cho người trẻ tuổi là dạy những gì? Dạy cạnh tranh. Hiện tại cạnh tranh vẫn còn chưa đủ, còn dạy bạn liều mình dốc sức, nếu bạn không liều thì tương lai bạn sẽ rất khó sống. Kiểu giáo dục như vậy thì làm sao mà được chứ! Cho nên từ cạnh tranh, từ liều mình, từ dốc sức, thì nhất định biến thành đấu tranh, thì nhất định biến thành chiến tranh, thì nhất định sẽ biến thành ngày tàn của thế giới. Loại tư tưởng, loại quan niệm lý luận này, dạy dỗ như vậy là đưa chúng sanh tới ngày tàn của thế giới, đưa tới sự hủy diệt địa cầu. Đây là sự giáo dục tiêu cực. Cho nên, chúng ta sinh sống ở trong thời đại hiện nay, tự mình học Phật, đặc biệt là muốn hoằng Pháp lợi sanh, thì nhất định là không thể tránh khỏi đố kỵ chướng ngại. Khi chúng ta đang cầu học, thì đồng học đố kỵ.
Trong quyển “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký” nói đến hồ ly tinh, cái đoạn đó tôi có nghi chép lại, cũng có nói cho các vị nghe qua. Người ta hỏi hồ ly tiên: “Hồ tiên, ông sợ cái gì?”. “Chúng tôi sợ hồ ly”. Người ta nghe xong thấy lạ, “ông là hồ ly tiên, tại vì sao sợ hồ ly? “. Cùng ngành nghề thì đố kỵ nhau, hồ ly không sợ hồ ly thì sợ ai? Do đó mà chúng ta biết được, người ta hỏi tôi sợ ai, “pháp sư Ngài sợ ai?”. Tôi sợ pháp sư, hòa thượng sợ hòa thượng. Vì sao họ lại đố kỵ? Việc này có liên quan đến lợi và hại, liên quan đến lợi hại thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để tổn người lợi mình, tất cả các chướng nạn đều liền sanh ra. Cho dù chúng ta không tranh lợi với người, không tranh danh với người, nhưng họ vẫn lo sợ, họ vẫn cứ hoài nghi, họ vẫn sẽ đố kỵ. Đây là việc trong cuộc sống của chúng ta, cho đến nay đều chưa có cách nào để tránh khỏi. Nhưng tôi thì có cách, tôi đã gặp phải những sự đả kích nghiêm trọng, những chướng ngại này, tôi tuyệt đối không trách người ta, không có một chút tâm oán hận nào, tôi cảm thấy việc họ làm đều là đúng đắn. Vì sao vậy? Nếu như tôi không học Phật, thì tâm đố kỵ của tôi còn lợi hại hơn họ, có khi là thủ đoạn của tôi còn kịch liệt hơn cả họ. Không nên cho rằng đáng trách, con người đều có cùng tâm lý như vậy. Sau khi tôi học Phật thì mới thay đổi, mới giác ngộ.
Phải biết được, cách làm này cho dù hiện tại được một chút lợi ích, nhưng tương lai quả báo là ở ba đường ác, cho nên những việc như vậy chúng ta quyết không thể làm. Ba đường sáu cõi là có thật, không phải là giả. Đây là chân tướng sự thật ở trong vũ trụ này, bất luận là bạn tin hay không tin, không thể nói là tin thì có, không tin thì không có, không tin nó vẫn có, vậy thì sự việc này phiền phức rồi. Cho nên chúng ta trong một đời này quyết định phải hướng lên trên, bày ra trước mắt chúng ta là mười con đường, mười pháp giới. Chúng ta đi là con đường thành Phật. Bồ Tát ta cũng không làm. Nhất định đi con đường Phật đạo, nhất định dùng tiêu chuẩn của Phật để nhìn tất cả chúng sanh, dùng trí tuệ Phật để chung sống với tất cả chúng sanh, toàn bộ tất cả tai nạn của chúng ta đều tiêu trừ.
Cho nên tôi gặp phải có người đến hỏi, người nào đó bàn chuyện thị phi của các pháp sư, tôi lập tức liền ngăn chặn, tôi không nghe. Tôi biết cách bảo vệ tâm thanh tịnh của chính mình, bảo vệ tâm thiện của chính mình, tôi tuyệt đối không để cho họ tiếp tục nói ra. Bất luận sự tổn hại nghiêm trọng cỡ nào, tôi đều không cho phép họ ở trước mặt tôi nói chuyện thị phi của tôi và của người khác, nhất định ngăn chặn. Gặp phải đồng học có thể chỉ bảo, tôi vẫn chỉ bảo cho họ vì sao lại làm như vậy. Tôi phân tích cho họ nghe, người nói chuyện thị phi của ta, người phá hoại ta, người chướng ngại ta, họ không có lỗi lầm; không những không có lỗi lầm, họ còn có công đức, cũng chính là nói họ tuy rằng tâm bất thiện, nhưng họ làm ra một việc tốt đối với ta, khiến cho ta vào lúc này phải chăm chỉ phản tỉnh, chăm chỉ xét lại mình, có thể con đường ta đi là sai, ta bây giờ phải thay đổi phương hướng. Cho nên trong một đời này, con đường của tôi càng đi càng thù thắng, càng đi càng sáng lạng.
Trích lục : Kinh Vô Lượng Thọ 10, Tập 248
Chủ Giảng : HT. Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *