Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Các bậc tổ sư dạy chúng ta không được đụng vào người lâm chung tắt thở

Sợ lâm chung nghiệp thức mê - Ấn Quang Đại Sư
Vì sao khi người lâm chung tắt thở, các bậc tổ sư dạy chúng ta không được đụng vào họ? Chẳng những không được đụng vào thân thể họ, mà đến giường họ nằm cũng không được đụng đến, phải cách xa một chút, không được đụng vào, vì sao vậy? Vì sợ họ sanh phiền não, họ sanh khởi phiền não thì không thể vãng sanh, đây là thật. Thông thường sau khi người tắt thở, trong vòng tám tiếng đồng hồ thần thức không rời khỏi thân thể, họ có tri giác. Kéo dài đến 12 tiếng đồng hồ, đây là để an toàn, 12 tiếng đồng hồ thần thức của họ chắc chắn đã rời khỏi thân thể. Người niệm Phật tinh tấn, người có công phu niệm Phật. Nghĩa là nói, nếu thật sự đạt được công phu thành phiến, họ vừa tắt thở liền vãng sanh. Như vậy gọi là tin thật nguyện thiết, vừa tắt thở là vãng sanh. Công phu kém một chút, cũng cần phải có công phu, hoàn toàn không có là điều không thể, cần phải có công phu. Hoặc là thiện căn trong đời quá khứ, trợ niệm để giúp họ phát khởi ra. Thần thức của họ rời khỏi thân thể, phải cần một chút thời gian, không phải nhanh như vậy. Chúng ta cũng có thể khẳng định, chắc chắn trong vòng tám tiếng đồng hồ, cho nên 12 tiếng đồng hồ là điều kiện an toàn nhất, lúc này mới được đụng đến họ.
Phải chăng họ thật sự vãng sanh, đối với chúng ta mà nói quả thật quan trọng như vậy chăng? Chúng ta chỉ cần đối với người chết, tận tâm tận lực làm được, công đức sẽ viên mãn. Phải chăng thật sự biết họ vãng sanh? Chính chúng ta vãng sanh đến thế giới Cực Lạc sẽ biết ngay, họ vãng sanh đến đó không phải đã gặp được rồi ư? Đến đó không gặp, chứng tỏ họ chưa vãng sanh. Họ chưa vãng sanh vậy họ sanh vào đường nào, chúng ta cũng có thể thấy, cũng có thể biết. Chúng ta vẫn có thể quan tâm họ, có thể giúp đỡ họ. Đến thế giới tây phương Cực Lạc, quý vị là A Duy Việt Trí Bồ Tát, năng lực cũng giống như trong kinh nói vậy. Không những đầy đủ thiên nhãn giống như Phật A Di Đà, mà còn ngũ nhãn viên minh giống như Phật vậy.
Chúng ta phải hiểu đạo lý này, bản thân niệm Phật cầu vãng sanh mới là thật, có thể giúp gia thân quyến thuộc của mình. Không những giúp gia thân quyến thuộc trong hiện đời, mà gia thân quyến thuộc đời đời kiếp kiếp trong quá khứ ta đều giúp được. Nếu như từ sáng đến tối chỉ suy nghĩ lung tung, còn chìm đắm trong phân biệt chấp trước, đây đều là tự mình tạo ra chướng ngại. Sai rồi.
Người nhiệt tâm giúp người khác trợ niệm, việc tốt, họ triệu tập và tuyên dương công đức trợ niệm, cũng là một việc tốt. Cổ nhân nói, việc tốt thường gặp khó khăn. Trong thế gian hiện nay, làm việc xấu có rất nhiều người ủng hộ, làm việc tốt lại chẳng thấy ai giúp, có thể còn có người chướng ngại, bởi vậy việc tốt thường khó khăn. Bản thân chúng ta chỉ cần tận tâm tận lực, đều là công đức viên mãn. Điều này trong giáo lý đại thừa Đức Phật nói rất nhiều, đừng phân biệt chấp trước những điều này, nhất định phải tận tâm tận lực.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11) Tập 202
Chủ giảng PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *