Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Bồi dưỡng tâm thành kính của chúng ta

Cúng dường với tâm hoan hỉ hưởng phước báu vô lượng
Bên dưới là chú thích của Hoàng Niệm Tổ: “Chuẩn Bành Thị Chi Thuyết”, chính là y theo tư tưởng của cư sĩ Bành Tế Thanh, “Là nói những điều rất thiết yếu”, ông đã nói ra bốn điều. “Kỳ thủ nhất”, chính là thứ nhất và thứ hai, tức là khuyên nguyện, khuyên chúng ta phải phát nguyện cầu sanh, cũng tức phát tâm bồ đề. Thứ ba là khuyên tin, thứ tư là chúng ta mới đọc, là khuyên hành: Dừng ác hành thiện, vua trong các điều thiện tức là trì danh, câu này vô cùng quan trọng. Người thế gian đều hy vọng dừng ác tu thiện, đoạn ác tu thiện, thiện phải tu như thế nào? Đích thực không có ai biết, niệm Phật là thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn niệm Phật, vì sao vậy? Vì nhất tâm niệm Phật là dung hòa thành nhất thể với Phật A Di Đà, điều thiện này lớn biết bao! Còn có điều gì sánh được với việc niệm Phật chăng? Phật A Di Đà là “Phật trung chi vương, quang trung cực tôn”. Đức của Phật A Di Đà, danh hiệu của Phật A Di Đà, là tượng trưng, là tiêu biểu thiện hành mà tất cả chư Phật Bồ Tát tu được trong biến Pháp giới hư không giới, dùng họ để làm tượng trưng. Trên thực tế, Phật A Di Đà chính là tánh đức viên mãn của tự tánh.
Bởi vậy ở đây Đức Thế Tôn lại khai đạo chúng ta, không có gì thiện hơn niệm Phật, tu thiện gì cũng không bằng niệm Phật, vì sao vậy? Nếu không niệm Phật, thì dù thế gian tu thiện lớn đến đâu, quả báo đều ở cõi trời Dục giới, không ra khỏi dục giới. Tầng trời cao nhất của Dục giới gọi là Tha hóa tự tại thiên, phước báo rất lớn. Có thể nói phước báo của Trời tha hóa tự tại, rất giống cõi phàm thánh đồng cư ở thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc thù thắng hơn cõi trời này chính là có trí tuệ. Trong trời tha hóa tự tại không có Phật thuyết Pháp, thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà ngày ngày thuyết Pháp, ngày ngày dạy học. Chỉ dựa vào điểm này, cõi nước chư Phật mười phương đều không sáng bằng thế giới Cực Lạc, chúng ta phải hiểu rõ điều này.
Ở thế gian điều gì là vui nhất? Nghe Phật Bồ Tát thuyết Pháp, vô cùng an vui, quả thật là cam lồ đề hồ quán đảnh. Niềm vui này dù chúng ta nói như thế nào, thì người nghe cũng không thể lãnh hội được, vì sao vậy? Vì họ xưa nay chưa từng gặp, xưa nay chưa từng tiếp xúc, chúng ta cũng không cách nào hình dung được.
Khổng tử biết được một ít, nhưng niềm vui mà Chư Phật Bồ Tát thuyết Pháp, Khổng tử và Mạnh tử không lãnh hội được. Khổng tử và Mạnh tử có thể lãnh hội giáo huấn của thánh hiền, đây là thánh hiền thế gian: “học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Câu này là cảm nhận tâm đắc khi ông tiếp thu tiếp thu giáo huấn của Thánh hiền, đó là một niềm vui vô cùng hy hữu. Phật Bồ Tát thuyết Pháp an vui hơn đều đó, không biết cao hơn bao nhiêu lần! Thế nên không biết đương nhiên khoảng cách đối với nó sẽ rất xa, không chịu học tập. Mặc dù học tập, nghe rồi cũng không cho là đúng, vì sao vậy? Vì nghe không hiểu, cổ nhân có câu: “nghe mà không hiểu, nhìn mà không thấy”. Phật Pháp ở ngay trước mắt, đích thực bao nhiêu người nghe không hiểu ý trong đó. Thấy rồi cũng không nhận ra chỗ vi diệu trong Phật Pháp, đây là nguyên nhân gì? Đại sư Ấn Quang nói rất hay: Không có tâm thành kính. Ngài nói: một phần thánh kính được một phần lợi ích_quý vị thấy được một phần, nghe được một phần. Hai phần thành kính, quý vị thấy được hai phần, nghe được hai phần.
Trước đây tôi từng nói về Lục tổ Huệ Năng và Đại Sư Thần Tú. Ngài Thần Tú đối với Ngũ tổ, đối với Phật Pháp có 100 phần thành kính, nên Ngài đạt được 100 phần lợi ích. Dưới hội của Ngũ tổ, Ngài hầu như là trợ giáo, hiệp trợ Ngũ tổ giảng Kinh dạy học giáo hóa chúng sanh. Nhưng Ngũ tổ truyền Pháp cho Ngài Huệ Năng, không truyền cho Thần tú, Ngài Huệ Năng làm sao đạt được? Ngài đối với Ngũ tổ, đối với Phật Pháp, và đối với tất cả chúng sanh, Ngài có vạn phần thành kính, bởi thế Ngài đạt được vạn phần lợi ích, rất viên mãn, không giống nhau !
Lục tổ nói rất hay, đối với Phật Pháp không liên quan gì đến việc biết chữ hay không biết chữ, cũng không liên quan đến việc học Kinh giáo hay không, tất cả đều ở nơi hai chữ Thành Kính. Ngày nay vấn đề đã xảy ra, người bây giờ không có tâm thành kính. Nếu người có tâm thành kính, trong xã hội không ai tôn trọng, vì sao vậy? Đây là người vô dụng, quá thật thà, ngày nay tôn sùng điều gì? Thông minh lanh lợi, ăn nói ngọt ngào, người này có bản lĩnh. Xã hội này đã điên đảo, cho nên phổ biến giáo huấn thánh hiền là điều khó trong các điều khó, phát triển Tịnh Độ Phật Pháp đại thừa, lại là điều khó hơn. Pháp môn Tịnh Độ, hoàn toàn dựa vào thành kính.
Nhu cầu bức thiết trước mắt của chúng ta ngày nay, làm sao bồi dưỡng tâm thành kính của chúng ta? Hiện nay chúng ta cùng nhau học bộ Đại Kinh Giải này, mục tiêu đầu tiên là hy vọng nuôi dưỡng tâm thành kính của chúng ta. Chỉ cần tâm thành kính khởi lên, niềm tin chân thật liền hiện tiền, tin thật nguyện thiết, thì ý nguyện cầu sanh Tịnh Độ vô cùng khẩn thiết tự nhiên sanh khởi. Nên căn bản của nó ở chỗ thành kính, điều này quan trọng hơn tất cả, chúng ta tuyệt đối không được lơ là.
Trích Lục : Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 566
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *