Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Bí quyết của thành tựu chính là thật thà, nghe lời, thật làm

Nếu không thực sự làm bạn sẽ không nhận được lợi ích nào từ Phật pháp
Trước tiên phải học Chữ “Đại”, “Đại” là cái gì? “Đại” có thể bao dung, có thể bao có thể dung gọi là Đại, Tâm ôm trọn cả hư không pháp giới, không có gì không thể bao dung. Trên có thể bao dung chư Phật Như Lai, dưới có thể bao dung ác đạo chúng sanh. Đối đãi bình đẳng, không có phân biệt, không có chấp trước. Người tu hành như vậy, thì người tu hành có phân biệt, có chấp trước đó không thể sánh được. Người như vậy tu hành một ngày, bằng với người có phân biệt có chấp trước tu một kiếp. Cho nên vì sao mọi nơi trong Kinh điển, đều khuyên chúng ta phát Tâm Đại Bồ Đề, đạo lý là ở nơi này. Quý vị vừa phát Tâm Đại Bồ Đề, quý vị tu một ngày người khác tu một kiếp. Quý vị tu mấy mươi năm thực sự dùng tịnh độ để nói: từ hạ hạ phẩm quý vị tu đến thượng thượng phẩm, không phải việc khó, thật là gặp duyên không giống nhau. Quý vị làm rõ đạo lý, làm rõ phương pháp rồi, đâu có không thành công được! Không thể rời Kinh giáo, dù một ngày, “Nhất nhật bạo chi, thập nhật hàn chi” (một ngày nóng nảy, 10 năm lạnh lẽo), đây là tiểu phàm phu. Tiểu phàm phu trở thành Đại phàm phu, bí quyết ở đây chính là không rời Kinh giáo, chúng ta nghe hằng ngày, học hằng ngày, không phải ở chỗ học nhiều. Một bộ Kinh cũng được, học đi học lại, người xưa nói: “Đọc sách nghàn lần, nghĩa nó tự thấy (Độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến)”. Chúng ta thấy từ xưa đến nay những người có thành tựu, bí quyết của họ chính là thật thà, nghe lời, thật làm. Thông thường nói đến mười năm, người xưa Trung Quốc thường nói: “Mười năm dong đèn, một lúc thành danh (Thập tải hàn song, nhất cử thành danh)”. Căn tánh của người bình thường, phải ba bốn năm mới được định, tâm thanh tịnh đã đạt được rồi. Công phu ba bốn năm có thể không bị ngoại cảnh bên ngoài cảm nhiễm, đây là đắc định. Định ba bốn năm đã khai ngộ rồi, mặc dù không thể như Phật Thích Ca Mâu Ni, như Lục Tổ Huệ Năng đại triệt đại ngộ. Quý vị đạt được đại ngộ là điều có thể, đó không phải là tiểu ngộ, đại ngộ, không phải triệt ngộ, đại ngộ. Đại ngộ là cảnh giới nào? Đại ngộ là cảnh giới của Phật Bồ Tát trong mười Pháp giới, triệt ngộ là cảnh giới của pháp thân đại sĩ. Quý vị thấy có thể mang chúng ta từ địa vị phàm phu sáu nẻo, nâng lên đến trong mười Pháp giới địa vị của chư Phật Bồ Tát. Chúng ta trong một đời có thể làm được, vấn đề chính là sợ quý vị không dám làm. Bắt đầu làm từ đâu? Bắt đầu từ tin thật, chúng ta đối với Kinh giáo chân tín, không một chút hoài nghi, người khác nói là mê tín, là giả. Họ nói là việc của họ chúng ta làm là việc của chúng ta, chúng ta tuyệt đối không nên bị họ làm dao động, lúc tôi mới học là như vậy. Lúc đó, ở Đài Loan tôi có không ít thầy giáo, trong các thầy giáo chỉ có Châu Bang Đạo, hiệu trưởng của chúng tôi. Ông học Phật, ông hiểu được, ông không bị chướng ngại, ông khích lệ tôi. Các thầy giáo khác đều nói, Phật học có thể học, không nên quá mê, cho rằng tôi học hơi quá đáng, quá mê rồi. Cấp trên, đồng nghiệp, bằng hữu đều nói tôi mê, mê quá chừng rồi, tại sao xuất gia đi làm hòa thượng? Đều cho rằng tôi chọn sai con đường rồi, chỉ có Phương Đông Mỹ tiên sinh với Châu Bang Đạo. Thầy Phương vừa thấy tôi xuống tóc đến thăm ông. Hả! “Em làm thật à?”. Tôi nói đúng vậy, chính Thầy nói, hưởng thọ cao nhất của nhân sinh,“Đúng, em đi rất đúng!”. Người khác không phải nghĩ như vậy, lại chính là Châu Bang Đạo_Thầy Châu, vì ông cũng là học Phật với Thầy Lý. Chúng tôi học Phật cùng một Thầy giáo, ông nhìn thấy rất hoan hỷ, ngoài ra đều nói tôi làm sai. Nhưng qua ba bốn mươi năm, những bằng hữu xưa này đều đã già, đã về hưu, sau khi về hưu gặp tôi “Ông chọn đúng rồi!”. Thừa nhận tự chính họ đã sai, tôi đã đi đúng.
Trích lục: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa.
Chủ Giảng: HT. Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *