Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Bất hiếu cha mẹ, không tôn kính thầy tổ, loại này không có vị trí trong xã hội!

Quả báo tội bất hiếu
“Không chịu tu thân”, nghĩa là không theo chánh nghiệp. Người đó đối “lời giáo huấn cha mẹ”, sẽ “làm trái làm phản”, chúng ta thường nói không hiếu thuận cha mẹ. Ngày nay những trường hợp này không hiếm gặp trong xã hội, thậm chí con cái oán hận cha mẹ, những vấn đề như thế trong xã hội ngày trước chắc chắn không gặp. Pháp thế hay pháp xuất thế, gốc rễ đặt trên nền tảng hiếu đạo. Quý vị xem đại thánh đại hiền thế hay xuất thế, đối với việc hiếu dưỡng cha mẹ, làm rất thấu đáo.
Phật là đạo làm thầy, đó là giáo dục, đạo làm thầy, chắc chắn được xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Một người có hiếu với cha mẹ mới có thể tôn sư trọng đạo, học nghiệp, đạo nghiệp mới có thành tựu. Bất hiếu cha mẹ, không tôn kính thầy tổ, loại này không có vị trí trong xã hội!
“Vi lệ”, bên dưới có giải thích, “vi” là làm trái, “lệ” là thô bạo, “nên vi lệ có nghĩa là phản nghịch, hung bạo”. “Phản nghịch, tức là ngỗ nghịch bất hiếu”, những trường hợp này rất phổ biến trong xã hội. Nhưng khi chúng ta chứng kiến những sự thực này, đều không ý thức được tính chất nghiêm trọng của nó. Bởi thế tuy thấy đó, nhìn thấy rồi sao? Không hề quan tâm, những thứ này rất phổ biến, coi như không có.
Ngày nay mọi người thường cảnh giác, sự nghiêm trọng của tai nạn, căn nguyên của tai nạn từ đâu mà có? Căn nguyên là do bất hiếu cha mẹ, đó là nguồn gốc của tai nạn. Quý vị ý thức về vấn đề này, mới hiểu được bất hiếu cha mẹ, vấn đề này rất nghiêm trọng, cái ác này khủng khiếp biết bao nhiêu.
Người quay lưng lại với cha mẹ ngày nay rất phổ biến, tội nghiệp cá nhân họ tạo tác, sẽ ảnh hưởng xã hội, sẽ ảnh hưởng quốc gia, kéo theo tai nạn cho quả đất. Nói cách khác, họ đem đến tai nạn cho quả đất. Từ phương diện này quý vị thử quan sát, tội này nặng thật quá sức tưởng tượng. Họ sẽ gặp báo ứng, báo ứng này không chỉ bản thân họ, họ sẽ đem tai nạn đến cho những người khác, quý vị nói tội này nặng bao nhiêu.
“Cha mẹ sinh con, giống như oan gia”, nên nói, “chi bằng không con”. Phật nói bộ kinh này, đã nói những lời như thế, để chúng ta hiểu thật sâu sắc. Hình như Phật Thích Ca Mâu Ni như đang còn sống, nói những lời đó như nhắm vào xã hội hiện tại.
Ngoảnh đầu nhìn lại, năm đầu Dân Quốc không như thế này, ít người bất hiếu, không nhiều, có những đứa con bất hiếu chăng? Có, lâu mới nghe đến. Mọi người trong xã hội đều chỉ trích họ, con nhà ai bất hiếu, con cái bất hiếu.
Quý vị xem ngày nay, con giết cha, giết mẹ, giết anh em, giết thầy dạy, đi đâu cũng giết, kể không hết, lúc nào cũng nghe, làm sao xã hội này không loạn? Làm sao hoá giải được thiên tai? Ngày nay tần suất thiên tai ngày càng nhiều, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước.
Rất nhiều người đồng tu đến hỏi tôi, khi thiên tai đến sẽ làm sao? Không kể thiên tai đến hay không, cũng không kể lớn hay nhỏ, lúc nào chúng ta cũng phải nhớ, nhất tâm niệm Phật, tại sao? Niệm Phật là thiện lớn nhất trong những điều thiện, không có thiện nào lớn hơn.
Ở đây chúng ta nói chánh nghiệp, tu thiện, chánh nghiệp, niệm Phật là chánh nghiệp, tu thiện là chánh nghiệp. Buông bỏ những gì đáng buông bỏ, không nghĩ đến nó. Phải niệm nhớ nghĩ thật kĩ câu danh hiệu Phật. Thế nào là nhớ nghĩ kĩ? Không có tạp niệm lẫn lộn vào trong gọi là nhớ kĩ. Ngày nay tuy chúng ta niệm Phật, rất nhiều vọng tưởng, tạp niệm, đây là bất thiện.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 529)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *