Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ân đức của Phật A Di Đà rộng lớn sâu xa, ngôn ngữ nói không hết được, không cùng tận được!

Phật A Di Đà lấy ân đức vô thượng này, phổ thí khắp mười phương, không cùng tận. Phật cũng cảm ân, khi Ngài chưa thành Phật, cũng có thầy, có cha mẹ, có thiện tri thức, có hộ pháp, Ngài mới thành tựu được. Ngài cảm ân tất cả, chúng ta có thể không cảm ân sao?
Nếu thật sự hiểu, thì tất cả chúng sanh trong thế gian đều có ân đức với mình, đều giúp đỡ, nhưng chúng ta không biết. Chúng ta ăn bữa cơm này, gạo từ đâu mà có? Bột mì từ đâu mà có? Rau tươi từ đâu mà có? Quý vị thử nghĩ xem, bao nhiêu người thành tựu?
Thành tựu này nếu tính về trước, thì những người này thành tựu là nhờ cha mẹ họ nuôi lớn họ, cha mẹ họ còn có cha mẹ. Như vậy quý vị mới biết ân đức này rộng lớn chừng nào, nói không cùng tận.
Suy rộng ra, vô lượng vô biên chúng sanh trong ba đời mười phương, thành tựu bữa cơm này cho chúng ta. Ngày nay con người ăn cơm rồi, lại vong ân phụ nghĩa. Không biết ân đức, không có tâm cảm ân.
Nhà Phật trước khi ăn cơm, còn chắp tay tụng chú cúng dường, vẫn còn có chút hình thức, còn những nơi khác trong xã hội, đến hình thức cũng không còn. Nếu không thấu triệt đạo lý này, thì chắp tay cúng dường chỉ là hình thức bên ngoài, sức mạnh đó rất bạc nhược, thà không có còn tốt hơn. Nhưng sức mạnh quá bạc nhược, sức mạnh sanh ra như thế nào? Từ nơi ý niệm chân thành. Tâm chân thành cảm ân, sức mạnh đó rất sâu dày.
Phật Di Đà đem ân đức vô thượng của Ngài, phổ thí khắp mười phương, đây là báo ân! Ân này báo như thế nào? Người ban ân không cần chúng ta báo đáp.
Người ban ân hy vọng sau khi chúng ta lớn lên, khi có năng lực nên triển chuyển giáo hóa. Khiến chánh pháp cửu trú ở thế gian, mãi không gián đoạn, rộng độ chúng sanh, nguyện của Ngài là như vậy.
Chúng ta cũng phát nguyện này, cũng hành nguyện này. Đó mới thật sự là người báo ân, điều này không phải giả. Học Phật nên bắt đầu từ chỗ này.
Ân đức của Phật Di Đà rộng lớn sâu xa, ngôn ngữ nói không hết được, không cùng tận được.
Bên dưới đưa ra ví dụ rằng: cho dù thân có 100 cái miệng, miệng có 100 lưỡi, cùng kiếp nói như vậy, cũng không nói hết, nên gọi là “bất khả thắng ngôn”, nói không hết.
Chư Phật Bồ Tát, mỗi niệm là giác ngộ tất cả chúng sanh. Chỉ có người giác ngộ, mới thật sự tùy thuận tánh đức, chắc chắn không trái ngược. Tánh đức là chân thiện. Tánh người vốn thiện, đây là các bậc cổ nhân ngày xưa nói. Nên chắc chắn không có ác niệm, không có ác khẩu, không có ác hành.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 454
Chủ giảng: HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *