Đức Phật

Tóm tắt lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (English below)

Ngài sinh ngày rằm tháng tư năm 624 trước Công nguyên khi mẹ Ngài là hoàng hậu Maya đi ngang qua khu vườn Lumbini trên đường từ kinh thành Kapilavastu về Devadaha. Ngài là thái tử, tên Siddhārtha, con vua Suddhodana, thuộc dòng tộc Gotama, nước Sakiya.
Từ nhỏ Ngài đã biểu hiện một trí tuệ phi thường và lòng từ bi bao la. Ngài là bậc văn võ song toàn, am hiểu nhiều lĩnh vực triết lý, giáo lý và cuối cùng trăn trở về mục tiêu đi tìm sự giác ngộ giải thoát tuyệt đối cho chúng sinh.
Để ràng buộc Ngài, vua cha đã cưới công nương Yasodharā cho Ngài vào năm 16 tuổi. Năm 29 tuổi, vừa có con là Rahulà, Ngài đã bỏ kinh thành đi xuất gia trong đêm vào ngày mùng 8 tháng 2.
Sau sáu năm vừa tầm sư, vừa tự mình tu học theo lối khổ hạnh luyện thân mà không thành công, Ngài đã chọn con đường thiền định, với 49 ngày đêm ngồi bất động dưới cội cây Assatha (Bồ Đề) ở Gaya, làng Uruvela, Ngài chứng thành Phật quả, có đủ Tam minh, Lục thông, Trí tuệ phi thường biết tất cả mọi điều trong vũ trụ, Lòng từ bi vô biên yêu thương tất cả chúng sinh. Năm đó Ngài 35 tuổi.
Từ đó Ngài đã đi nhiều nơi giảng dạy giáo lý giác ngộ giải thoát cao siêu này cho nhân loại và chư Thiên. Rất nhiều vua chúa, quan tướng, giáo sĩ Bà la môn, thương gia, kể cả người cùng đinh đã theo làm đệ tử tại gia hay xuất gia của Ngài. Rất nhiều đệ tử của Ngài cũng đạt được sự đắc đạo phi thường.
Ngày rằm tháng 2 năm 544 trước Công nguyên, Đức Phật 80 tuổi, Ngài nhập Niết bàn. Sau khi trà tỳ, rất nhiều xá lợi của Ngài còn để lại và được xây tháp thờ cúng lâu dài, có xá lợi còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Các Thánh Tăng, đệ tử của Ngài, đã kết tập các lời dạy của Ngài thành ba tạng Kinh điển lưu truyền mãi mãi.
Ngày hôm nay, sau nhiều khổ đau, tang tóc, chiến tranh, bạo lực, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Phật giáo là tôn giáo hòa bình và chọn ngày sinh của Đức Phật là ngày tiêu biểu cho Tôn giáo và Văn hóa Thế giới. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật gọi là lễ hội Vesak, một cách long trọng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào năm 2000. Nhiều nhà trí thức tiếng tăm trên thế giới đã tin theo đạo Phật.
Các đệ tử của Đức Phật đều cố gắng giữ gìn lòng tôn kính tuyệt đối vô hạn lên Đức Phật, và xem lòng tôn kính đó là tài sản quý giá nhất để mang theo qua nhiều kiếp sau. Cũng nhờ lòng tôn kính tuyệt đối lên Đức Phật mà chúng sinh có nhiều phước báo để tu hành giác ngộ. Mỗi ngày được quỳ xuống lễ Phật là niềm hạnh phúc vô bờ của chúng sinh.
———————-
THE THREE SUPREME WISDOMS
He was born on May‘s full moon in 624 B.C. when His mother (Queen Maya) was passing by the Lumbini park to return her hometown Devadaha from Kapilavastu capital. He was a Prince named Siddhārtha. His father was Suddhodana, King of the Sakya clan.
Since childhood, He had manifested His extraordinary wisdom and boundless compassion. He possessed great talents for martial arts skills and for knowledge of all fields including philosophies, religious doctrines. And His greatest concern was to seek the absolute enlightenment and liberation for all sentient beings.
To bind Him to the throne, His father married Princess Yasodharā to Him when He was 16. At the age of 29, after His son Rahula had just been born, He left the city to become a monk on the night of March the 8th.
After six years of searching for teachers and practicing asceticism on His own without success, He chose the path of meditation. After 49 days and nights sitting motionless under the Bodhi tree in Gaya, Uruvela village, He attained Buddhahood, achieving the three supreme wisdoms, the six psychic powers, knowing all things in the universe, and having boundless compassion loving all sentient beings. He was 35 years old that year.
Since then, He had been travelling to many places to teach this doctrine of sublime enlightenment and liberation to humans and deities. Many kings, generals, Brahmin priests, merchants, even the poor, had followed Him as his devotees or ordained disciples. Many of His disciples also achieved extraordinary enlightenment.
On the full moon day of March 544 B.C., when the Buddha was 80 years old, He entered Nirvana. Many of His bone relics were found after the cremation and shrines were built to worship these relics, some of which have remained to this day. The holy Sangha, his disciples, compiled his teachings into three canons of sutras handed down forever.
Today, after countless suffering, grief, wars, and violence in human society, the United Nations has recognized Buddhism as a peaceful religion and chosen the Buddha’s birthday as a typical day for world religions and cultures. In 2000, the United Nations solemnly celebrated the birthday of Buddha called the Day of Vesak at UN Headquarters. Many famous intellectuals around the world have believed in Buddhism.
The disciples of the Buddha all strive to maintain absolute and limitless reverence for the Buddha, and consider that reverence as the most valuable asset to carry with them for many lives to come. Also, thanks to the absolute reverence for the Buddha, we will have countless blessings which support us on the way to enlightenment. Every day, kneeling down in front of the Buddha altar is such our true boundless happiness.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *