Ấn Quang Đại Sư, Đức Phật

Tại sai Bồ Tát lại có danh xưng là Quán Thế Âm? – Ấn Quang Đại sư khai thị

Tại sai Bồ Tát lại có danh xưng là Quán Thế Âm
Đức Quán Âm Bồ Tát đã thành Phật trong kiếp xa xưa. Thánh hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai nhưng vì lòng từ bi đối với chúng sanh quá thiết, dù đã an trú Thường Tịch Quang Độ mà vẫn hiện thân nơi ba độ là thật báo, phương tiện, đồng cư. Dù thường hiện Phật thân nhưng vẫn lại hiện phổ thân trong cửu giới, dù luôn bên cạnh hầu hạ A Di Đà nhưng vẫn hiện sắc thân Pháp giới trong mười phương, đúng như lời tiên đức đã nói: chỉ cần có lợi ích cho chúng sanh thì không một việc gì chẳng thực hành và như trong Kinh dạy với những chúng sanh nên dùng thân chi để độ thoát thì hiện thân ấy mà vì đó nói Pháp. Vì lý do ấy nên biết Phổ Đà Bảo Sơn chính là nơi ứng tích của Bồ tát. Vì muốn cho chúng sanh có chổ chiêm hướng quy lễ mà thị hiện nơi Bảo Sơn này, đâu phải Bồ tát chỉ ở nơi Phổ Đà mà không ở nơi chỗ khác.
Lấy ví dụ cho dễ hiểu, như một vầng trăng sáng rực trên không trung, bóng trăng ấy muôn sông đều hiện, dù cho là một gáo nước hay một giọt sương trên cành cây thì mỗi mỗi đều hiện cả mặt trăng trong ấy, tuy nhiên nếu nước đục và chao động thì bóng trăng không rõ ràng. Tâm chúng sanh cũng như nước, nếu chí thành một lòng xưng niệm danh hiệu Bồ tát thì Bồ Tát chính trong lúc xưng niệm khiến được sự lợi ích minh hiển, trái lại nếu tâm không chí thành, không chuyên nhất thì khó mong được Ngài cứu hộ. Ý nghĩa này rất sâu xa, muốn biết rõ thì phải xem lời tựa Thạch Ấn Phổ Đà Sơn Chí trong bộ Ấn Quang Văn Sao.
Tại sao Bồ tát lại có danh xưng là Quán Thế Âm? Vì Bồ tát nhận biết được lòng cầu khẩn của chúng sanh do quán văn thanh mà chứng viên thông trên. Quả vị do quán âm thanh cứu độ cho nên mệnh danh là Quán Thế Âm.
Vì sao sự thị hiện của Bồ Tát gọi là Phổ Môn? Vì Bồ tát quảng đại phổ biến thị hiện vô biên, tùy thuận theo căn tánh của chúng sanh trong khắp pháp giới, có thể độ chúng sanh đến cảnh giải thoát, không riêng lập một pháp môn nào, giống như bệnh trong đời có nghìn loại, lẽ đương nhiên thì thuốc cũng phải có muôn phương, không chấp định một pháp nào, tùy theo chổ mê cũng như chổ tỏ ngộ của chúng sanh mà khai hóa điểm thị như lục căn, lục thức, thất đại, mỗi mỗi đều có thể chứng được viên thông. Ý nghĩa này phải xem trong Kinh Lăng Nghiêm thì rõ. Vì thế, tất cả Pháp đều là cửa thoát sanh tử luân hồi thành Vô thượng giác cho nên được mệnh danh là Phổ Môn. Nếu Bồ tát chỉ ở nơi Nam Hải thì không thể gọi là Phổ.
Tôi kính mong quý Phật tử trong cả hai giới hàng ngày ngoài việc lo bổn phận của mình, phải một lòng chí thành xưng niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật, lại sớm chiều ở trước Phật đài hết lòng sám hối túc nghiệp từ vô thỉ, thực hành lâu ngày sẽ ở trong chổ “không biết không hay” mà được lợi ích không thể nghĩ bàn.
Trong Kinh Pháp Hoa có dạy rằng: “Nếu chúng sanh nào tâm dâm dục quá mạnh, thường cung kính xưng niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát liền được ly dục; sân nộ, ngu si cũng thế. Nếu chúng ta một lòng thành kính chuyên niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát thì ba độc tham sân si tự nhiên có thể tiêu trừ. Chúng ta sống trong thời mạt pháp này, tai ách hoạn nạn quá nhiều, thế nên ngoài việc niệm Phật, cần phải kiêm xưng niệm Thánh hiệu Quán Âm Bồ Tát, trong minh minh tự nhiên có sự hồi chuyển không thể nghĩ bàn, thế mới mong không đến nổi túc nghiệp hiện tiền vô phương trốn tránh.
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ khai thị-
[Trích “Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục”]
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *