Đức Phật

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát và ý nghĩa

Đại Thế Chí Bồ Tát

Đức phật Đại Thế Chí Bồ Tát có nhiều tên gọi như là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.

đại thế chí bồ tát phật bản mệnh cho tuổi ngọ

Hình Tượng Về Đại Thế Chí Bồ Tát

Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát theo như ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh: Thân lượng lớn bé của ngài cũng khác so với Bồ Tát Quán Thế Âm, toàn thân ngài tỏa ra một màu vàng tím sáng lấp lánh, có thể soi chiếu khắp quốc phổ thập phương, khiến cho chúng sinh hữu duyên được tận mắt nhìn thấy. Chỉ cần nhìn thấy được một tia sáng nhỏ nhoi phát ra từ lỗ chân lông của ngài, cũng như đã thấy được ánh sáng quang minh tịnh diệu của chư Phật thập phương. Vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát cũng được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Quang. Thiên quan của Bồ Tát Đại Thế Chí có 500 bảo hoa, trên một bảo hoa lại có 500 bảo đài, trong mỗi bảo đài đều hiển hiện quốc độ tịnh diệu của chư Phật thập phương. Tóc của ngài búi lại giống như hoa sen đỏ, trên búi tóc có bảo bình, bên trong bảo bình chứa đầy ánh sáng trí tuệ. Ngài dùng ánh sáng đó để độ hóa tất thảy chúng sinh. Ngoài ra, các tướng khác của ngài cũng không có sự khác biệt lớn so với Bồ Tát Quán Thế Âm.

Trong bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh”, Bồ Tát Ðại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.

đại thế chí bồ tát phật bản mệnh cho người tuổi ngọ

Sự Tích Về Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát vốn là thái tử thứ 2 của vua Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà ), tức là em của Thái tử Bất Huyền (Quan Âm Bồ Tát sau này), tên thật là Ni Ma.

Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng suốt ba tháng.

Trong triều bấy giờ có quan đại thần tên là Bảo Hải, thấy vậy bèn khuyên nhủ Thái tử rằng: “Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu.

Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại.

Vậy xin Điện hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng “Nhứt Thiết Trí” đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa.

Ni Ma Thái Tử nghe quan Đại Thần khuyên nói rành rẽ như thế, liền chấp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:

Ba nghiệp của thân

1-    Không sát hại chúng sanh,

2-    Không trộm cắp của người và

3-    Không tà dâm

Bốn nghiệp của miệng.

1-    Không nói láo xược

2-    Không nói thêu dệt

3-    Không nói hai lưỡi

4-    Không nói độc dữ thô tục

Và ba nghiệp của ý

1-    Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục

2-    Không hờn giận oán cừu

3-    Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.

Tôi xin tiếp tục tu đạo Bồ Tát, làm việc Phật sự, khuyên bảo chúng sinh, mang lại lợi ích cho chúng sinh để mau chóng hoàn thành những hạnh nguyện tôi đã thề. Đến chừng nào Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà độ hóa chúng sinh.

Phật Bảo Tạng khi nghe những lời của Thái tử Ni Ma thệ nguyện, bèn thọ ký rằng: “Lòng của người muốn một thế giới rộng lớn trang nghiêm, qua đời vị lai, trải qua hằng hà sa kiếp, người sẽ có được tâm nguyện ấy. Người có tâm nguyện lớn như vậy, nên ta đặt hiệu cho người là “Đắc Đại Thế”, nghĩa là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn, người được bổ làm Phật, mang hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà độ hóa mọi chúng sinh”.

Thái tử Ni Ma nghe xong, liền thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu tâm nguyện của tôi được thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy xuất hiện hoa thơm, và cầu cho đức Phật mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa”.

Thái tử Ni Ma vừa dứt lời, cúi lạy Phật, thì cả thế giới thập phương, vạn vật đều rung chuyển tạo ra tiếng vang rền khắp, giữa hư không bỗng có đủ loài hoa thơm đẹp rơi xuống như mưa.

Các Đức Phật ở mười phương đều đồng tình thọ ký rằng: “Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.”

Vì vậy nên trải qua hằng sa kiếp, người ấy sẽ bổ xứ thành Phật, sau khi Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai đã nhập Niết Bàn”

Ni Ma Thái Tử nhờ Phật Bảo Tạng và các Đức Phật mười phương thọ ký rồi, lòng rất vui mừng, hằng chăm tu tập công hạnh vô lậu mà cầu cho mau thỏa mãn những điều tâm nguyện.

Từ đó về sau, Ni Ma Thái Tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.

Ý Nghĩa Đại Thế Chí Bồ Tát

Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí. Ngài cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm đều là thị giả của Phật A Di Đàthế giới cực lạc phương Tây. Cả ba Bản tôn được gọi chung là tam thánh phương Tây. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho sự từ bi, Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ. Ngài cũng có vị trí đặc biệt trong Mật giáo. Mật hiệu của ngài là Trì Luân Kim Cương. Trong Phật giáo, Ngài thường xuyên được nhắc đến, cũng được sự sùng bái nhất định.

Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *