Đạo Phật

Tại sao trong tất cả các Kinh đều có phần tam tự quy y ở phần cuối Kinh

Đức Phật
Nhân trước đây cũng đã từng chấp rằng việc quy y Tam Bảo là cứ bắt buộc phải có một vị Tăng hoặc Ni, một vị sư nào đó mới có thể quy y cho chúng sinh được.
Đúng rồi! Muốn quy y thì bắt buộc phải có nơi chốn để quy y chứ chẳng thể nói quy y mà ko có nơi chốn. Quy y tức là quay về, mà quay về lại chẳng có nơi thì biết quay về đâu?
Các đồng tu thường nhờ Nhân quy y Tam Bảo cho họ thì Nhân cũng hằng thuận họ mà nói ra những điều thế nào là quy y để họ hiểu rõ ràng minh bạch hơn.
Nhân nói như sau:
Quy y tức là nương tựa, là quay về nương tựa nên được gọi là quy y.
Vậy thì quy y Tam Bảo tức là quay về nương tựa ba ngôi báu Phật Pháp Tăng.
1. Quy y Phật.
Tức là chúng ta quay về nương tựa vào Phật bởi Phật là đấng đại từ đại bi thương chúng sinh còn hơn cha mẹ thương con, Phật là đấng đại giác ngộ vẹn toàn đã giải thoát sinh tử.
2. Quy y Pháp.
Tức là chúng ta y giáo phụng hành theo lời Phật dạy, lời Phật dạy chính là phương pháp chuyển hoá thân tâm, có thể chữa lành hết thảy mọi bệnh khổ của hết thảy chúng sinh.
Chỉ cần chúng sinh nào thực hành theo lời chỉ dạy của Phật mà tu hành thì đều sẽ đạt được sự giải thoát tối thượng, được an vui tự tại vĩnh viễn ko còn khổ não nữa.
Lời Phật dạy là phương pháp tối thượng chỉ dẫn chúng ta thoát khỏi hết thảy mọi sự trói buộc khổ não nên được gọi là PHÁP, vì thế nên chúng ta mới quay về nương tựa quy y Pháp.
3. Quy y Tăng.
Tăng chính là chiếc cầu nối liền bờ giải thoát.
Tăng chính là người đã hành theo giáo pháp của Phật và cũng đã được giải thoát ra khỏi sáu nẻo sinh tử luân hồi nên chúng ta nương theo hạnh nguyện của một vị Tăng nào đó để tu hành thì chắc chắn chúng ta sẽ mau giải thoát hơn bởi Tăng chính là một điển hình mô phạm, là một hình mẫu đem giáo Pháp của Phật ra thực hành một cách chân thật và đã chứng giải thoát nên nếu chúng ta không quy y Tăng thì sẽ rất khó giải thoát.
Các chư vị Bồ Tát hoặc A La Hán đều là Tăng, hạnh nguyện của các ngài thường dùng thân giáo thân hành làm mô phạm cho chúng sinh nên chúng ta quy y nương tựa vào các ngài thì sẽ mau chóng thành tựu hơn trên con đường tu đao.
Cũng giống như việc cấy lúa hoặc trồng trọt làm sao để cây ra nhiều hoa trái ngon ngọt tối ưu nhất. Nếu chúng ta chưa từng trồng trọt qua thì sẽ chẳng thể biết cách làm sao tối ưu nhất mà ko phải làm đi làm lại nhiều lần cho mất công thì chỉ có cách là đi tìm một người nông dân chuyên trồng trọt thuần thục học hỏi kinh nghiệm thực tế mà họ đã chân thật trải nghiệm qua để học hỏi và làm theo sự hướng dẫn của họ, như vậy tức là chúng ta nương theo sở hành kinh nghiệm quý báu của họ để tối ưu việc trồng trọt của ta đi đến kết quả tối ưu viên mãn nhất.
Như vậy chính là quy y Tăng đó ạ.
Vậy quy y Tam Bảo có cần phải ai đó quy y cho chúng ta không?
Thật sự mà nói thì không cần thiết.
Bởi người khác quy y cho chúng ta chỉ là hình thức bên ngoài nên việc hình thức này có cũng tốt mà không cũng chẳng sao. Quan trọng là chúng ta chân thật muốn nương vào ba ngôi Tam Bảo để tu hành giải thoát thì ngay đó chúng ta đã quy y Tam Bảo rồi chứ chẳng phải có cái hình thức quy y mới là đã được quy y.
Các tổ khi xưa đã để phần TAM TỰ QUY Y ở phần cuối kinh chính là để chúng ta hiểu rõ các vấn đề trên mà Nhân viết.
Nếu ai đó chân thật muốn quy y Tam Bảo thì hãy ở trước hình ảnh Phật hoặc Bồ Tát xin phát nguyện quy y như sau:
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG PHẬT
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG PHÁP
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG TĂNG
ĐỆ TỬ CON TÊN HỌ LÀ….NAY NGUYỆN CHÂN THẬT QUAY VỀ NƯƠNG TỰA QUY Y BA NGÔI TAM BẢO PHẬT PHÁP TĂNG.
CON NGUYỆN TỪ NAY Y THEO LỜI PHẬT DẠY, NGUYỆN ĐOẠN HẾT THẢY ÁC, TU HẾT THẢY THIỆN, NGUYỆN TU HÀNH MỘT ĐỜI GIẢI THOÁT, MỘT ĐỜI VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
NGUYỆN XIN PHẬT LỰC GIA TRÌ CHO CON GẶP ĐƯỢC BẬC MINH SƯ DẪN DẮT ĐỂ TU HÀNH ĐÚNG CHÁNH PHÁP và KHÔNG BỊ CÁC TÀ SƯ BẠN ÁC DẪN DỤ.
NGUYỆN CHO CON MÃI MÃI ĐỜI NÀO SINH RA DÙ BẤT CỨ NƠI ĐÂU, Ở TRONG MỌI CẢNH VẬT HÌNH TƯỚNG CŨNG ĐỀU GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP ĐỂ NƯƠNG THEO TU TẬP.
NGUYỆN CHO CON ĐỜI NÀY CÙNG VÔ LƯỢNG KIẾP Ở ĐỜI SAU KHI SINH RA ĐỀU LÀM LỢI LẠC CHO HẾT THẢY CHÚNG SINH, ĐỀU ĐEM PHẬT PHÁP TỰ HÀNH HÓA THA KHIẾN CHO HẾT THẢY CHÚNG SINH ĐỀU LÌA KHỔ ĐƯỢC VUI ĐỒNG VÃNG SINH VỀ THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
CON NGUYỆN TỪ NAY Y LỜI PHẬT DẠY GIỮ GÌN NĂM GIỚI:
1. KHÔNG SÁT SINH
2. KHÔNG TÀ DÂM
3. KHÔNG LOẠN NGỮ
4. KHÔNG TRỘM CẮP
5. KHÔNG UỐNG RƯỢU BIA và CÁC CHẤT KÍCH THÍCH GÂY NGHIỆN.
CON NGUYỆN TỪ NAY CHO ĐẾN VÔ LƯỢNG KIẾP Ở ĐỜI SAU ĐỀU QUY Y TAM BẢO, TU HÀNH THEO CHÁNH PHÁP CỦA PHẬT, GIỮ GÌN NĂM GIỚI.
TỪ NAY CON ĐÃ LÀ ĐỆ TỬ CỦA PHẬT CON XIN LẤY PHÁP DANH LÀ…..(chúng ta muốn pháp danh là gì thì tự đặt pháp danh đó, ví dụ chúng ta chọn pháp danh là DIỆU ÂM NHƯ LAI chẳng hạn) thì đó chính là pháp danh của chúng ta).
Chúng ta ở trước Tam Bảo hoặc trước hình tượng Phật hoặc Bồ Tát mà phát nguyện quy y như vậy thì đều được chư Phật Bồ Tát mười phương đồng hoan hỷ ấn chứng cho lời nguyện của chúng ta. Từ đó về sau chúng ta chân thật tu hành chuyển hoá thân tâm thì sẽ luôn được các chư Kim Cang Bồ Tát cùng Thiên Long Bát Bộ thiện thần bảo hộ gia trì chúng ta như bảo hộ tròng con mắt của chính họ vậy.
Trên đây là phần tam tự quy y cho hàng tại gia.
Tuy nhiên là việc nhờ một vị sư nào đó quy y cho chúng ta cũng tốt nhưng việc nhờ vị nào đó quy y hay tự mình quy y cũng đều được chứ không có cái nào tốt hơn, tất cả đều tốt như nhau bằng nhau, đều được chư Phật Bồ Tát chứng minh không hơn không kém.
Vậy nên chúng ta đừng quá chấp vào cái hình thức bên ngoài là bắt buộc phải có sư quy y cho mới được.
Vạn pháp do tâm, tâm chân thành thì liền được chứng, tâm ko thành thì dù có hình thức hoành tráng thế nào cũng vô ích.
Cư sĩ Độ Nhân
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *