Đạo Phật, Thiền sư Thích Thanh Từ

Quán thân bất tịnh

Quán sát thân bất tịnh
Tôi nhớ khi xưa đức Phật ngồi tu dưới cội Bồ Đề, lúc đó ma vương hiện hình những thể nữ xinh đẹp đến để khuyến dụ Ngài, nhất là hiện hình Da Du Đà La (Yasadhara) đến gọi Ngài trở về. Bấy giờ Ngài chỉ nói một câu: “Cái đãy da hôi thối, đi! Ta không có dùng.” Nói như vậy rồi các cô ấy hổ thẹn bỏ đi mất.
Chúng ta bây giờ chưa thấy được đãy da hôi thối nên nhiều khi cũng lầm. Nếu thấy được như Phật thì chúng ta không còn lầm nữa. Không lầm thì tu quá dễ rồi. Như vậy quán thân bất tịnh không phải là tưởng tượng thân bất tịnh mà là thấy thật sự nó bất tịnh. Đạo Phật không dạy tưởng tượng mà bảo chúng ta phải thấy đúng như thật, đó là cái nhìn của người giác ngộ. Như thân này là nhớp nhúa, thấy đúng nó là nhớp nhúa. Chúng ta bây giờ phần nhiều sống với ảo tưởng, nhớp nhúa mà cứ tưởng thơm sạch rồi tự hào, ngã mạn đủ thứ hết.
Ngày đức Phật còn tại thế dạy các thầy Tỳ kheo quán bất tịnh. Các thầy quán thấy thân gớm quá không chịu nổi, nên một hôm thầy nọ nhờ thầy kia cắt cổ giùm, cứ như vậy mà trong một tinh xá cắt cổ hết mấy chục thầy. Hôm sau Phật tới thăm chỉ còn có hai ba thầy.
Phật hỏi: Các thầy đâu hết rồi?
Có thầy trả lời rằng: Phật dạy quán thân bất tịnh, quí thầy quán thấy gớm quá chịu không nổi nên nhờ người cắt cổ chết rồi.
Phật quở: Ta dạy các ông quán bất tịnh để trị bệnh tham sắc, chớ không phải quán để tự tử.
Vì vậy tu pháp quán bất tịnh thấy chán, gớm là phải dừng, chớ không phải quán bất tịnh hoài. Vì bệnh nặng nhất của con người là bệnh tham ái nên phải gớm nó mới bỏ được, còn ưa nó thì không tu được. Đó là pháp quán thứ nhất…
(Trích trong “ĐƯỜNG LỐI TU THIỀN” – Sư Ông Trúc Lâm – Giảng tại Tinh xá Trung Tâm 1998)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *