Đạo Phật

Phật pháp tùy duyên là thế nào?

Phật pháp tùy duyên là thế nào?

Phật pháp tùy duyên là thế nào? Trong Phật pháp có câu: “Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” – đây được xem là một phương châm sống, một phương thức cơ bản để đưa Đạo Phật vào cuộc đời. Mọi chuyện trên đời đều có nhân duyên, tùy duyên mà sinh và cũng tùy duyên mà diệt.

Người đời thường nói nhân duyên tốt là thuận duyên và nhân duyên xấu chính là nghịch duyên. Thế nhưng đã là nhân duyên thì không có tốt xấu hay thuận nghịch. Và thuận duyên chưa hẳn đã đem đến giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang đến đau khổ. Chính vì nghịch duyên đưa đến cho chúng ta sự trưởng thành còn thuận duyên sẽ khiến cho ta trở nên yếu đuối và ỷ lại.

Trong đạo Phật thì tùy duyên chính là biết chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại và bình thản chấp nhận, chờ đợi nhân duyên thích hợp. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về Phật pháp tùy duyên.

Phật pháp tùy duyên là gì?

Duyên sinh chính là một trong những giáo lý trọng yếu của Phật giáo. Mọi việc, mọi sự ở đời đều do nhân duyên sinh ra. Các nhân duyên tác động và chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp vô tận vô cùng.

Phật pháp tùy duyên có nghĩa đó là tùy thuộc vào nhân duyên. Khi đã đủ nhân và đủ duyên thì sự việc sẽ thành. Còn nếu thiếu nhân thiếu duyên thì sự việc sẽ chưa thành. Sự thành trụ hoại không của thế giới hay sinh lão bệnh tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.

Tùy duyên chính là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động trong cuộc đời. So với quan niệm: Cái gì đến sẽ đến một cách đơn thuần thì tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành và đồng thời cũng nhẹ nhàng nếu như sự việc đến được như ý nguyện.

Muôn sự tại duyên

Mọi sự vật trên thế gian đều được tạo thành bởi những điều kiện cụ thể khác nhau. Tiến trình đến và đi của duyên sinh là vô cùng kỳ bí. Chúng không hề có một hình dáng cố định nên chúng ta không thể thấy được sự vận hành.

phat-phap-tuy-duyen-2

Tuy nhiên, mọi duyên đều tuân theo một nguyên tắc nhân quả đó chính là nhân duyên. Nhân chính là cái đã xảy ra trước đó. Chính vì thế, không bao giờ có cái duyên nào là hoàn toàn mới lạ mà chính là những duyên nhỏ đã từng gặp gỡ và liên kết với nhau. Do đó, duyên hôm nay chính là nhân trong tương lai.

Người xưa thường có câu: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa để nói đến khi muốn làm việc gì thì cũng cần phải hội tụ ba yếu tố quan trọng này. Thiên thời chính là điều kiện thích hợp từ vũ trụ đưa tới. Địa lợi chính là hoàn cảnh xã hội phù hợp với việc làm của ta. Nhân hòa chính là sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Khi có nhân hòa thì sẽ dễ dàng có được hai yếu tố còn lại. Vì nhân hòa chính là yếu tố nằm ngay trong chính con người chúng ta. Do đó, chúng ta có thể chủ động tạo ra nó. Chỉ cần ta sống có phước đức, buông bỏ những đố kỵ thì tự nhiên sẽ kết nối được với thiên thời và địa lợi.

phat-phap-tuy-duyen-3

Bên cạnh đó, cho dù ta có bản lĩnh và tài năng tới đâu nhưng thiếu ba yếu tố này thì sẽ không bao giờ thành công được. Nếu có thì cũng sẽ mau chóng sụp đổ vì duyên có hợp có tan, có đến thì sẽ có đi.

Phật pháp tùy duyên chính là vui lòng chấp nhận những gì xảy ra trong hiện đại, bình thản và tạm ngưng tranh đấu để chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Mọi việc muốn được thành công là cần phải hội tụ của nhiều nhân duyên. Do đó, chỉ cần thiếu một duyên thì việc sẽ bất thành.

Tùy duyên phải bất biến

Phật pháp tùy duyên còn là chính thái độ biết tận dụng những nhân duyên mới mẻ đang hội tụ trong hiện tại để giải quyết các vấn đề hay tạo nên những điều tốt đẹp hơn. Thái độ đó có nghĩa là sẵn sàng bỏ qua những dự tính kể cả những khuôn thước đã được đặt ra từ trước đó. Thái độ này chỉ có ở những người có bản lĩnh và tâm thật sự vững chãi. Họ phải có phẩm chất không bị lung lay mà còn phải tuyệt vời hơn trước khi hành động. Điều này khắc hoàn toàn với sự bùng nổ của cảm xúc chỉ quyết liệt làm cho được như ý muốn nhưng lại mau chóng buông xuôi, chán nản.

phat-phap-tuy-duyen-4

Đối với người tu hành thì cần phải có sự thanh tịnh trong tâm hồn đây chính là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên đó không phải là mục đích sau cuối của sự tu hành. Vì tu hành đâu phài cốt để bảo vệ giới luật sao cho thật trong sang còn ai khổ thì mặc ai. Nếu giới luật chỉ bảo vệ cho sự thanh tịnh thì giới luật đó chính là dành cho những kẻ sống vì bản thân mình. Do đó, khi muốn phán xét một vấn đề gì thì không nên căn cứ vào hiện tượng bên ngoài.

Điều tất nhiên không ai có thể bắt buộc ta phải tùy duyên. Nhưng khả năng tùy duyên của ta càng lớn thì sự thanh thản trong tâm hồn cũng sẽ tăng theo. Nếu như chúng ta vẫn cứ tiếp tục đi tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài thì chắc chắn sẽ mãi còn mong muốn và áp đặt nhân duyên thuận theo ý mình. Chỉ khi nào ta tìm thấy hạnh phúc chân thật thì mới chấp nhận được mọi hoàn cảnh.

Mọi sự việc đều do nhân duyên tạo ra. Chính vì thế, ta phải biết chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại. Phật pháp tùy duyên, duyên là do ta khởi sinh, nên ta cần phải chủ động tạo ra những nhân duyên tốt lành để mong nhận được quả báo tốt.

Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *