Đạo Phật

Ma chướng khi tu tập

Tại sao chúng ta bị ma chướng khi tu tập? Tại sao bị đổ nghiệp?
– Bởi vì chúng ta chưa có được định lực. Định lực từ sự trì giới.
– Vì không có gốc trì giới, nên lắm chướng ngại xảy ra.
Ma có nhiều loại: Thiên ma, Địa ma, Nhân ma, Quỷ ma, Yêu ma. Chúng thường đến quấy phá sự tu của quý vị.
Vì sao chúng làm thế?
_ Vì trước khi quý vị chứng được Phật quả, quý vị từng là quyến thuộc với ma.
☀Khi quý vị quyết định xa lìa quyến thuộc nhà ma để tu tập, chấm dứt sanh tử, thì Ma vương vẫn còn yêu thích quý vị, chúng không muốn quý vị bỏ đi, thế nên chúng đến não loạn tinh thần và công phu của quý vị.
☀Nếu không có đủ định lực, quý vị sẽ bị xoay chuyển bởi những chướng ngại mà chúng đã lập ra và kết cuộc là thành con cháu, quyến thuộc của chúng. Điều này cực kỳ nguy hiểm.
☀Quý vị phải chân thực nhận ra năng lực chánh định và trí huệ sáng suốt vốn tự có sẵn, đầy đủ, tròn đầy trong mỗi người. Đó là nhận ra thể tánh chân thực vốn có của chính mình. Đó có nghĩa là nhận ra được CHÂN TÂM của mình.
☀Để làm được như vậy, quý vị phải thật sự quay lại chính mình, tự hỏi chính mình: “Ta đến với Phật pháp vì mục đích gì?”. Chỉ cần với mục đích “Đời này ta phải giải thoát sanh tử” thì quý vị sẽ biết mình cần làm gì.
💭Đó là phải chấm dứt sạch mọi mong cầu, tranh giành, tham lam, ích kỷ, lợi mình và nói dối. Phải hiểu rõ được điều này thì quý vị mới mau chứng ngộ Phật tánh.
💬Vậy mà, thật bất hạnh, không mấy ai muốn chứng ngộ Phật tánh. Người người chỉ thích trôi nổi trong ngũ dục lục trần, trôi lăn trong sanh tử và quên mất đường về. Luôn lấy đau khổ làm niềm vui, quay lưng lại với giác ngộ.
🌀Thế nên trong đời này, chúng ta phải quyết định chúng ta sẽ hướng về đâu. Chúng ta phải nhận định rõ ràng nơi ta sẽ đến, đường nào ta phải đi. Đó là niềm tin tưởng, hy vọng, là sự chọn lựa, quyết định mà chỉ có bản thân quý vị phải tự đưa ra. Nếu không làm được thì đời này sẽ không còn hy vọng nữa rồi!
Được gắn thẻ , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *