Chuyện nhân quả - vãng sanh

Kiêu mạn và giải đãi thần Hộ Pháp đều rời xa – Thiền sư Cao Phong Diệu

Kiêu mạn và giải đãi thần Hộ Pháp đều rời xa - Thiền sư Cao Phong Diệu

Triều Tống có một vị Thiền Sư tên Cao Phong Diệu, rất thích ngồi thiền, nhưng mỗi khi ngồi thì lại ngủ gật. Mục đích của ngồi thiền là muốn đạt được thiền định, nếu như có tật xấu như hôn trầm ngủ gật thì tu thiền định sẽ không thành công. Thiền Sư Cao Phong Diệu vì muốn đối trị tật xấu hôn trầm của mình, nên dời chổ ngồi thiền đến vách núi, vách núi cao mấy mươi trượng, nếu như có hôn trầm, không cẩn thận sẽ bị té xuống, chắc chắn tan da nát thịt. Thiền Sư Cao Phong Diệu dùng cách này để tự mình cảnh thức, hy vọng sửa đổi được tật xấu hôn trầm.

Thế nhưng tập khí khó thay đổi, mới vừa ngồi thiền không đến mấy phút thì lại ngủ gật rồi, một cái lộn nhào cả người rơi xuống, Thiền Sư Cao Phong Diệu nghĩ rằng lần này chắc chắn chết mất. Thế nhưng giữa không trung, đột nhiên có một nguồn lực lượng cứu ngài lên. Thiền Sư Cao Phong Diệu cảm thất rất lạ, hỏi rằng: “Ai cứu tôi đây?” Chỉ nghe giữa trời truyền lại giọng nói: “Ta là Bồ Tát Vi Đà”.

Nghe đến câu nói này, Thiền Sư Cao Phong Diệu trong tâm nghĩ rằng chính mình tu hành cực kỳ hay, đến đổi cảm ứng được Bồ Tát Vi Đà đến hộ pháp, cho nên hỏi Bồ Tát Vi Đà: ” Trên đời này có được bao nhiêu người dụng công tinh tấn như tôi?”. Bồ Tát Vi Đà đáp: “Tu hành giống như ngươi là không có công phu, chỉ có ngủ gật, ngươi còn tưởng mình quá hay. Loại người giống như ngươi, nhiều như cát sông Hằng. Bắt đầu từ nay, năm trăm đời ta không còn hộ pháp cho ngươi nữa”.

Một đời là một trăm năm, năm trăm đời tức là năm vạn năm. Thiền Sư Cao Phong Diệu nghe Bồ Tát Vi Đà nói năm trăm đời không đến hộ pháp, trong lòng buồn bã. Nhưng nghĩ lại: Tu hành là việc của chính mình, Bồ Tát có hộ pháp hay không đối với mình có liên can gì? Bồ Tát không đến hộ pháp, tự mình vẫn phải tu hành; cho dù đến hộ pháp, tu hành vẫn phải nương theo chính mình để thành tựu. Bồ Tát không đến hộ pháp, cũng vì do chính mình kiêu mạn và giải đãi, là tự mình không đúng. Do đó Thiền Sư Cao Phong Diệu khởi đại tâm tàm quý (hổ thẹn) càng phải phát nguyện không tiếc sinh mạng để tu hành, duy có thành đạo mới có thể quảng độ chúng sanh, bằng không thì cũng như cái xác không hồn sống trên thế giới, cuối cùng mục nát với cây cỏ, sinh mạng không có ý nghĩa gì.

Thiền Sư Cao Phong Diệu lại dụng công ngồi thiền, lâu ngày tập khí ngủ gật vẫn lại đến, cũng một cái lộn nhào té xuống, Thiền Sư Cao Phong Diệu nghĩ rằng lần này nhất định là chết rồi. Thế nhưng khi sắp tới mặt đất, lại có một nguồn lực lượng cứu ngài lên. Thiền Sư Cao Phong Diệu kinh ngạc hỏi: “Ai cứu tôi đây?”

– Ta là Bồ Tát Vi Đà.

– Chẳng phải ngài đã nói năm trăm đời sẽ không hộ pháp tôi chăng?

Bồ Tát Vi Đà đáp rằng: “Bởi vì ngươi có tâm biết hổ thẹn, đồng thời lại siêng năng tu hành mà không lo cho tánh mạng, cái tâm niệm thượng cầu Phật đạo này đã vượt khỏi năm trăm đời rồi, cho nên ta lại hộ pháp cho ngươi”.

Do công án này có thể biết rằng, một người có lòng hổ thẹn và sám hối, đó tức là sự siêu việt nhất và tinh tấn nhất. Cho nên bất luận là tu hành cũng được, hoặc là bình thường xử sự với người cũng được, miễn là làm việc gì sai, thì cần phải biết tàm biết quý, không những tâm của chính mình được yên lòng, nghiệp chướng cũng được cùng tiêu trừ.

Nam Mô A Di Đà Phật!
Trích trong Truyện Phật Giáo

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *